Dầu tràm có tác dụng gì cho sức khỏe?

Dầu tràm là một loại tinh dầu rất phổ biến, được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Dầu tràm có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về sức khỏe, vừa tốt cho da… Vậy những tác dụng đó cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu với Msmarty trong bài viết dưới đây.

1. Dầu tràm có tác dụng gì trong làm đẹp và sức khỏe gia đình?

Dầu tràm có tác dụng gì trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp?

Ảnh 1 - Dầu tràm có tác dụng gì?

  • Dầu tràm giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh về đường hô hấp
    Mùi hương dễ chịu tỏa ra từ dầu tràm có thể giúp bạn phòng ngừa các căn bệnh theo mùa rất hiệu quả. Sản phẩm không chỉ giúp giảm ho, ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh đường hô hấp viêm thanh quản, phế quản… mà còn giúp bạn thông mũi, giảm đi tối ưu những triệu chứng sổ mũi nếu bạn ngửi tinh dầu tràm gió trong suốt khoảng thời gian bạn bị nghẹt mũi.
  • Dầu tràm giúp làm đẹp da
    Tinh dầu tràm không những hiệu quả đối với chị em phụ nữ trong lĩnh vực làm đẹp như trị mụn trứng cá, mụn mủ mà còn có tác dụng đặc trị các bệnh về da như viêm da, nhiễm nấm da, vảy nến hay lang ben,… bởi bên trong sản phẩm này có tính năng sát khuẩn, làm se. Bởi vậy, bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe, dầu tràm cũng là một sản phẩm hoàn hảo giúp các chị em phụ nữ chăm sóc da hàng ngày, từ đó dần cải thiện làn da săn chắc và láng mịn.
  • Dầu tràm giúp giảm đau nhanh
    Khi bạn bị đau đầu hay đau cơ thì dầu tràm chính là một sản phẩm rất hữu dụng với bạn, có tác dụng giảm đau vô cùng hiệu quả. Bạn có thể dùng một lượng dầu tràm vừa phải để xoa bóp ở vùng trán nhằm giảm cơn đau đầu mà không cần mất công tìm kiếm những loại thuốc tây ở quầy thuốc.

Trong trường hợp bị đau nhức cơ hay viêm khớp, bạn nên pha loãng tinh dầu tràm để dầu tràm có tác dụng tối ưu trong việc kháng viêm và giảm bớt tình trạng đau nhức các vùng cơ. Chính bởi vậy, dầu tràm luôn là một sản phẩm không thể thiếu đối với các vận động viên chuyên nghiệp hay bất cứ ai sau khi vận động gắng sức.

  • Chống viêm – kháng khuẩn
    Ngoài ra, dầu tràm cũng là một sản phẩm thịnh hành và được nhiều người ưa chuộng hiện nay bởi tính năng đặc tính kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm hiệu quả. Chúng có thể phòng và trị nhiễm trùng móng, nấm chân, mụn có, trị mẩn ngứa, sát khuẩn, chống nhiễm trùng và phòng ngừa viêm lợi, loét miệng…
  • Trị liệu bằng hương thơm
    Hương thơm tươi mát, dễ chịu tỏa ra từ dầu tràm khi khuếch tán trong không khí mang lại tính năng sát khuẩn, thanh lọc không khí, thư giãn, giảm mệt mỏi, nâng cao tinh thần và đuổi côn trùng hiệu quả. Ngoài ra, khi bạn bị nghẹt mũi do thay đổi thời tiết, hãy hít tinh dầu tràm gió để thông mũi và việc hít thở sẽ trở nên dễ dàng hơn.
  • Hỗ trợ hệ tuần hoàn – tăng tiết mồ hôi
    Dầu tràm có tác dụng kích thích tuần hòa, làm ấm nhiệt độ cơ thể và tăng tiết mồ hôi. Việc tăng tiết mồ hôi giúp cơ thể chúng ta có thể thải độc tự nhiên, hạ sốt và giải cảm.

Dầu tràm có tác dụng gì cho sức khỏe?

Ảnh 2 - Dầu tràm có tác dụng gì

  • Giảm co thắt cơ, chuột rút
    Hãy tận dụng dầu tràm để pha loãng cùng với loại dầu nền mà bạn yêu thích để xoa bóp các vùng cơ bị chuột rút hay co cơ bắp nhằm giúp giảm tình trạng co thắt, giảm đau hiệu quả. Dầu tràm gió cũng là một loại sản phẩm được ưa chuộng sau khi luyện tập bởi chúng có tính năng giảm đau, giảm viêm và co thắt cơ nhanh chóng.
  • Đuổi côn trùng và điều trị vết côn trùng cắn
    Bạn có thể sử dụng một lượng tinh dầu tràm vừa phải để bôi lên những vết côn trùng cắn để giảm sưng, giảm ngứa một cách tối ưu nhất bởi một trong những tính năng của dầu tràm được yêu thích là chúng có thể đuổi các loại côn trùng như ruồi, muỗi…
  • Tinh dầu tràm trị ho
    Trong tinh dầu tràm có chứa Cineol và Terpineol giúp kháng khuẩn và kháng viêm cao. Các chất này giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, giúp nhanh chóng làm lành và bảo vệ lớp niêm mạc bị tổn thương.
    Tinh dầu tràm cũng là một sản phẩm phổ biến và được ưa chuộng hiện nay để trị ho, kháng tiêu đờm, kháng khuẩn, giúp đánh bay các cơn cảm lạnh, cảm cúm, viêm hô hấp mùa lạnh.
    Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện và điều trị dứt điểm để tránh các biến chứng về sau trong trường hợp bạn bị nhiễm khuẩn hô hấp nặng như viêm phổi, viêm phế quản bởi các căn bệnh này không nên tự điều trị tại nhà bằng tinh dầu.

2. Dầu tràm Therapy có tác dụng gì?

Dầu tràm Therapy là sự kết hợp của 2 loại tinh dầu thiên nhiên Tràm và Khuynh diệp với tỷ lệ thích hợp đồng thời lại được tinh chế, loại tạp chất giúp sản phẩm có mùi hương tự nhiên thư giãn, lưu hương lâu, khắc phục nhược điểm cố hữu của các loại sản phẩm đơn lẻ Dầu Tràm, Dầu Khuynh Diệp có mùi hương nồng.

  • Trị cảm lạnh, viêm xoang, ngạt mũi
    Trong trường hợp bé bị sổ mũi, nghẹt mũi, các mẹ không nên thoa dầu tràm trực tiếp lên mũi bé, thay vào đó hãy thoa dầu vào lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay bởi hít hoặc thoa dầu tinh dầu có tác dụng thông phong và hỗ trợ điều trị viêm xoang, sổ mũi hay ngạt mũi. Cách này sẽ giúp bé thông mũi, trị sổ mũi, ngạt mũi nhanh chóng và triệt để.
  • Trị kiến cắn
    Các bậc phụ huynh chỉ cần nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào vùng bị đau của bé, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng các vùng bị đau cho đến khi thấy ấm. Chỉ khoảng 1-2 phút sau, bé sẽ hết ngứa và vết cắn cũng hết sưng tấy bởi tinh dầu khuynh diệp có tác dụng trị nọc độc rất tốt (đặc biệt là kiến 3 khoang)
  • Trị sốt, đau bụng, cảm lạnh, đầy hơi hoặc ăn quá no
    Trong trường hợp bé bị sốt dưới 39 độ, các mẹ hãy thoa tinh dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay của bé bởi cách này sẽ giúp bé hạ nhiệt độ cơ thể và hạ sốt.
    Trong trường hợp bé bị đau bụng, cảm lạnh, đầy hơi hoặc ăn quá no, các mẹ hãy xoa một ít tinh dầu khuynh diệp lên rốn và vùng da xung quanh rốn, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng để giúp bé tiêu hóa thức ăn dễ dàng và giảm bớt tình trạng chướng bụng.
  • Xông hơi để giải tỏa sức khỏe
    Nhằm giúp tinh thần sảng khoái, minh mẫn, cơ thể khỏe mạnh, bạn hãy nhỏ vài giọt tinh dầu vào nồi xông cùng với vài giọt tinh dầu khác như tinh dầu hương nhu, tinh dầu tràm, tinh dầu bưởi hay tinh dầu long não để xông hơi.
  • Trị đau đầu, đau thấp khớp
    Trong trường hợp bạn bị đau đầu, hãy dùng vài giọt tinh dầu khuynh diệp hòa với 3ml nước để thoa lên vùng thái dương và trán.
    Nếu bạn bị đau thấp khớp, bạn nên dùng dầu khuynh diệp kết hợp với dầu thực vật theo công thức 1/30 (1ml dầu khuynh diệp trộn với 30ml dầu thực vật) và tiến hành xoa bóp hỗn hợp trên các vùng bị đau cơ, đau khớp.
  • Bảo vệ sức khỏe nướu, làm sạch mảng bám trên răng
    Bạn hãy tiến hành pha loãng vài giọt dầu tràm khuynh diệp trong 3ml cồn và thêm 50ml nước ấm để súc miệng, hãy lưu ý là không được nuốt hoặc uống.

Dầu tràm khuynh diệp Therapy hiện đang được phân phối tại các hệ thống con cưng trên toàn quốc.

Xem thêm thông tin về sản phẩm: TẠI ĐÂY

Bố mẹ hãy đồng hành cùng con trong suốt quá trình phát triển và đừng quên truy cập website msmarty.vn để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhất. Nếu bố mẹ có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới:

  • Số điện thoại: 0907.503.111
  • Email tư vấn: msmartyvn@gmail.com
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *