Viêm phế quản co thắt là bệnh nhiễm trùng đường thở hay xảy ra với trẻ em. Việc phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ rất có lợi cho việc phục hồi sức khỏe của trẻ, tránh các biến chứng nguy hiểm như xẹp phổi, suy hô hấp, viêm phổi,… Vậy nên để tìm hiểu những điều cần biết về viêm phế quản co thắt ở trẻ em ba mẹ hãy cùng msmarty theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1.Viêm phế quản co thắt là gì?
Phế quản là bộ phận giúp đem không khí vào phổi. Vì vậy khi hệ thống phế quản này bị viêm làm tổn thương niêm mạc ống phế quản, gây phù nề, co thắt các cơ trơn và tăng sản xuất dịch nhầy vào lòng ống phế quản gây các hiện tượng bao gồm ho, khò khè, có đờm…
Viêm phế quản co thắt hay viêm phế quản thể hen được được định nghĩa là hiện tượng tạm thời thu hẹp lòng phế quản do viêm và co thắt các cơ phế quản. Cùng với đó, các tuyến phế quản bị viêm, gây kích thích sản xuất nhiều chất nhầy, cản trở không khí vào phổi gây khó thở, ho đờm, thở khò khè, thở rít.
2.Nguyên nhân viêm phế quản co thắt
Có nhiều yếu tố nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản co thắt ở trẻ như:
– Tác nhân từ bên ngoài: khói bụi ô nhiễm, lông thú nuôi, khói thuốc lá, phấn hoa,…
– Thời tiết thay đổi thất thường.
– Bé bị mệt mỏi, căng thẳng, rối loạn hệ tiêu hóa.
– Một số loại thuốc gây tác dụng không mong muốn như aspirin, thuốc kháng sinh, NSAID, thuốc huyết áp.
– Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm phế quản co thắt. Theo các báo cáo thì RSV (virus hợp bào hô hấp) là loại virus chiếm đa số các trường hợp bệnh, lây lan ồ ạt vào cuối đông. Tiếp đó trẻ có thể gặp bội nhiễm vi khuẩn là phế cầu, tụ cầu, liên cầu,…
Chúng thường sống và ký sinh tại vùng họng, mũi gây bệnh khi gặp điều kiện sức khỏe, hệ miễn dịch suy yếu. thường trực tại mũi họng và gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi.
– Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, chưa phát triển toàn diện sẽ dễ bị vi khuẩn virus gây bệnh tấn công.
3.Đối tượng hay mắc viêm phế quản co thắt
Viêm phế quản co thắt có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhất là đối tượng trẻ nhỏ do hệ miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh hơn. Tuy nhiên những đối tượng trẻ sau sẽ dễ mắc viêm phế quản co thắt hơn:
- Trẻ sơ sinh và sinh non: Do các cơ quan và hệ miễn dịch chưa phát triển hết nên trẻ dễ mắc bệnh khi gặp thời tiết thay đổi, vi khuẩn, virus tấn công.
- Trẻ béo phì dễ mắc viêm phế quản co thắt bởi sức đề kháng và hoạt động hô hấp thường yếu hơn.
- Trẻ có người thân nghiện thuốc lá, thuốc lào làm tăng nguy có mắc bệnh viêm phế quản co thắt.
4. Biểu hiện của viêm phế quản co thắt ở trẻ em
Hen suyễn và viêm phế quản co thắt ở trẻ có triệu chứng gần giống nhau. Vì vậy để chẩn đoán đúng, ba mẹ cần cho bé thực hiện một số xét nghiệm tại cơ sở y tế.
- Ho không phải là một biểu hiện đặc hiệu. Tuy nhiên chỉ cần nghe tiếng ho, các bác sĩ lâm sàng có thể chẩn đoán vị trí viêm của đường hô hấp. Trẻ có thể bị ho khan, ho có đờm, ho từng cơn hay khúc khắc từng tiếng,…
- Sốt: trẻ có thể không sốt hoặc sốt từ nhẹ đến cao. Sốt theo cơn hoặc liên tục.
- Viêm long hô hấp trên: hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi.
- Tiết đờm: Đờm xanh, trắng hay vàng.
- Thở khò khè hoặc thở rít: Là do lòng phế quản bị thu hẹp do phù nề thành phế quản, co thắt cơ trơn phế quản, đờm trong lòng phế quản… Âm thanh khò khè là do phế quản phù nề, chứa nhiều đờm và bị thu hẹp lại. Khi không khí đi qua khe hẹp này tạo ra tiếng thở khò khè.
- Khó thở, thở nhanh, thở co kéo vùng ngực, cơ liên sườn, cơ cổ.
- Nôn sau bú hoặc sau khi ho, khóc
5. Chăm sóc và dự phòng viêm phế quản co thắt ở trẻ em
Viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không? Bệnh này rất nguy hiểm bởi nếu không cứu chữa kịp thời có thể gây suy hô hấp, xẹp phổi, viêm phổi,.. Tuy nhiên, bố mẹ có thể phòng bệnh cho trẻ nếu biết cách áp dụng các biện pháp sau đây:
- Dùng nước muối loãng 0,9% để vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên, nhất là trẻ có cơ địa dị ứng.
- Sữa mẹ chứa rất nhiều dưỡng chất và kháng thể. Để trẻ có một sức đề kháng khỏe mạnh, phòng bệnh tật mẹ nên cho bé bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu sau sinh.
- Đeo khẩu trang che chắn cho trẻ khi phải ra ngoài đường, đến nơi công cộng tránh xa khói bụi không khí, khói thuốc lá.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ trong một khẩu phần ăn hàng ngày bao gồm: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Giúp trẻ có một sức khỏe tốt, giảm nguy cơ bệnh tật.
- Dọn dẹp môi trường sống quanh trẻ sạch sẽ, vệ sinh chăn gối cho trẻ phơi dưới ánh nắng. Đảm bảo nơi ngủ nghỉ, không gian thoáng đãng, mát mẻ mùa hè, mùa lạnh thì ấm áp.
- Tiêm vaccine cúm cho trẻ
- Tránh tiếp xúc với thú nuôi vì trẻ có thể dị ứng lông động vật
6. Cách chữa viêm phế quản co thắt ở trẻ em
Viêm phế quản co thắt ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi,… Vì vậy việc phát hiện bệnh và cho trẻ chữa trị nhanh chóng sẽ giúp trẻ mau bình phục và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Với bệnh viêm phế quản co thắt thì bác sĩ thường chỉ định nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy mức độ bệnh:
- Điều trị triệu chứng: trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C mẹ hãy cho bé dùng thuốc hạ sốt paracetamol với liều 10-15mg/kg/lần cho trẻ cứ mỗi 4-6 giờ. Không dùng quá 6 lần/ngày. Bổ sung thêm điện giải cho trẻ nếu sốt cao hoặc tiêu chảy, thuốc long đờm giúp long đờm, thông thoáng đường thở, thuốc giãn phế quản khi trẻ khó thở.
- Điều trị nguyên nhân: Với viêm phế quản co thắt do virus thì chưa có thuốc đặc hiệu điều trị. Khi có bằng chứng về nhiễm khuẩn, thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh cho trẻ.
- Điều trị suy hô hấp: Trẻ cần thở oxy hoặc thở máy nếu có dấu hiệu thở khó, tím tái, co rút lồng ngực,…
- Điều trị hỗ trợ: Có thể giãn phế quản và long đờm cho trẻ giúp thông thoáng đường thở bằng cách thở khí dung. Bên cạnh đó mẹ hãy cho bé ăn uống đủ chất, ăn thực phẩm giàu vitamin C, kẽm,… giúp tăng sức đề kháng nhé.
Việc dùng thuốc chữa viêm phế quản cho trẻ ba mẹ cần đặc biệt lưu ý:
- Không tự ý mua thuốc bên ngoài để tự điều trị
- Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ
- Không tự ý tăng liều hay ngưng sử dụng thuốc cho trẻ
- Nếu triệu chứng của trẻ ngày càng nặng hơn ba mẹ nên cho trẻ tái khám bác sĩ nhé.
Bên cạnh việc dùng thuốc chữa trị viêm phế quản co thắt ở trẻ, để giảm ho, êm dịu họng cho bé ba mẹ hãy áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà giúp giảm ho an toàn mà hiệu quả. Một số mẹo như: lê hấp xuyên bối, chanh đào ngâm mật ong, quất xanh chưng mật ong, trà cam thảo, cam ngọt nướng,…
Đừng lo nếu ba mẹ không có thời gian chuẩn bị những mẹo dân gian này, thì hãy cho bé sử dụng Siro ho thảo dược Decicof. Đây là dòng siro được bào chế từ 6 loại thảo dược hiệp đồng giúp bé cắt cơn ho, tiêu đờm, giảm đau rát họng, mẹ an tâm, bé ngủ ngon tròn giấc.
Sản phẩm hiện đã có mặt tại nhiều Nhà thuốc trên toàn quốc, các Shop mẹ và bé lớn như Bibomart, Con Cưng, AvaKids,… Và sản phẩm cũng đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiktokshop… nên ba mẹ có thể dễ dàng mua hàng cho bé.