Ho là cơ chế tự nhiên giúp loại bỏ vật lạ ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, khi trẻ ho nhiều ba mẹ cần đặc biệt lưu ý, vì đó chính là triệu chứng báo hiệu một số bệnh về hệ hô hấp. Ba mẹ hãy cùng msmarty giải mã 8 nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều
Ho là phản xạ tự nhiên, có lợi giúp tống xuất những dị vật ra khỏi đường thở. Tuy nhiên cơn ho cũng gây rất nhiều phiền toái và cảnh báo một số bệnh đường hô hấp. Bé ho nhiều về đêm làm bé thức giấc mất ngủ, mệt mỏi. Mỗi cơn ho khiến bé đau rát họng, khó chịu, từ đó biếng ăn, khiến mẹ lo lắng.
Mẹ dùng các mẹo dân gian, xông rửa mũi họng hàng ngày cho bé mà bé không đỡ. Hãy cẩn thận với cơn ho của trẻ bởi ho nhiều có thể do các nguyên nhân sau:
Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Triệu chứng
Viêm đường hô hấp trên gây ho nhiều rất hay gặp ở trẻ như viêm họng, viêm mũi, cảm cúm, viêm xoang, viêm thanh quản,… Một đợt trẻ ho kéo dài trên 6 – 7 ngày. Trẻ ho nhiều và có thể đi kèm chảy nước mũi, sốt, đau đầu, mệt mỏi,…
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh cho trẻ thường do vi khuẩn, virus hay lây nhiễm ở nhà trẻ, trường học.
Hen phế quản – Lý do khiến trẻ ho nhiều
Triệu chứng
Hen suyễn (Hen phế quản) là tình trạng viêm mạn tính của đường thở (chủ yếu ở phế quản). Khi bị viêm, phế quản rất nhạy cảm với những kích thích khác nhau, trở nên phù nề, tăng co thắt và tiết chất nhầy dẫn đến tắc nghẽn.
Cơn hen ở trẻ hay xuất hiện bất chợt vào ban đêm cùng với một số biểu hiện khác như là: trẻ ho nhiều, tiếng thở khò khè, tức ngực, khó thở hay gọi là lên cơn hen.
Nguyên nhân
- Dị vật xâm nhập đường hô hấp: bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật, các loại bọ ẩn náu trong chăn nệm, khói thuốc lá,… Hay khói xăng dầu, bụi kim loại , hơi sơn,… nơi lao động.
- Dị ứng thức ăn: trứng, các loại hải sản (cá, tôm, cua,… ),…
- Dị ứng thuốc: aspirin, penicillin và một số loại thuốc có thể gây dị ứng, khởi phát cơn hen.
- Khi mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hồ hấp trên như viêm họng, viêm xoang, viêm mũi,.. có thể gây hen suyễn ở trẻ có cơ địa dị ứng.
- Di truyền: Trẻ có nguy cơ cao bị hen phế quản nếu trong gia đình có người bị mắc bệnh này.
- Yếu tố tâm lý: tâm trạng lo âu căng thẳng, stress cũng gây khởi phát cơn hen, làm trẻ ho nhiều.
Chảy dịch mũi sau
Triệu chứng
Chảy dịch mũi sau (post nasal drips) là hội chứng tiết dịch nhầy quá mức, chảy từ xoang qua mũi hoặc từ mũi xuống thành sau họng gây cảm giác vướng họng, đau ở họng, ngứa họng, làm trẻ ho nhiều. Ho có thể kèm đờm hoặc không, đôi khi trẻ sẽ có cảm giác buồn nôn khi nuốt phải dịch nhầy xuống dạ dày. Ho thường nặng hơn vào ban đêm khiến trẻ mất ngủ, mệt mỏi.
Nguyên nhân
- Do dị ứng. Đây là nguyên nhân phổ biến gây chảy dịch mũi sau ở trẻ em.
- Do thời tiết lạnh khô. Không khí lạnh khô gây kích thích mũi họng tăng tiết chất nhầy làm ấm, ẩm đường thở.
- Do nhiễm khuẩn. Cơ thể sẽ tăng thiết chất nhầy để loại bỏ virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp.
- Do mắc dị vật trong mũi.
- Do mắc một số bệnh lý hô hấp: viêm xoang, viêm mũi,…
Trào ngược dạ dày – thực quản làm trẻ ho nhiều
Triệu chứng
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý rối loạn tiêu hóa khi cơ tâm vị dạ dày yếu đi làm acid dịch vị trào ngược lên thực quản. Lượng acid đó có thể trào đến tận vùng thanh quản, họng gây viêm, đau và sưng. Bệnh này phổ biến ở mọi lứa tuổi và hay gặp ở cả trẻ em gây làm trẻ ho nhiều, dai dẳng và đi kèm một số triệu chứng như:
- Hôi miệng.
- Khi nằm có thể trào ngược thức ăn.
- Đau rát cổ và vùng ngực.
- Ợ chua, ợ nóng, khô miệng, đắng miệng.
- Ăn khó nuốt.
- Cảm giác buồn nôn.
- Cảm giác xót ruột vào sáng dậy nếu bạn thức khuya
Nguyên nhân
- Trẻ sơ sinh dạ dày thường nằm ngang, cao và nhỏ hơn so với người lớn nên rất dễ bị trào ngược.
- Một số trẻ nhỏ hoạt động của cơ vòng thực quản chưa ổn định cũng gây trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản.
- Do thói quen ăn no xong rồi nằm ở trẻ nhỏ cũng gây trào ngược và làm trẻ ho nhiều.
- Một số bệnh lý cũng gây trào ngược ảnh hưởng chức năng co bóp của dạ dày như: viêm ruột, dị ứng, nhiễm trùng,…
Trẻ ho nhiều do bị ho gà
Triệu chứng
Ho gà là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, lây lan qua đường hô hấp nhanh. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng bệnh ở trẻ sơ sinh là nguy hiểm nhất. Bệnh chia thành nhiều thời kỳ, phát hiện sớm các triệu chứng sẽ giúp điều trị nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Thời kỳ ủ bệnh (trung bình từ 9-10 ngày): thường không có triệu chứng.
- Thời kỳ viêm long đường hô hấp (khoảng 1-2 tuần) các triệu chứng như sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy nước mũi, hắt hơi. Cuối giai đoạn thì trẻ ho nhiều nặng thành cơn.
- Giai đoạn khởi phát (khoảng 1-6 tuần) đặc biệt có những trường hợp trên 10 tuần với biểu hiện cơn ho điển hình như: ho rũ rượi thành cơn (15-20 tiếng ho liên tiếp) có thể làm trẻ khó thở do thiếu oxy, mặt tím tái, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt nước mũi. Tiếng thở rít vào như gà xen kẽ các cơn ho. Sau mỗi cơn ho khạc đờm trắng, màu trong, dính.
- Giai đoạn phục hồi: Ho ít dần, hạ sốt, có thể biến chứng viêm phổi.
Nguyên nhân
- Do vi khuẩn ho gà Bordetella pertussis
- Đường lây bệnh: qua đường hô hấp là chủ yếu hay tiếp xúc trực tiếp với nước bọt người bệnh hay đồ vật nhiễm dịch tiết đường thở của người bệnh ho gà.
Viêm phổi làm trẻ ho nhiều
Triệu chứng
Viêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng ở phổi thường do vi khuẩn, virus tấn công gây ra những ổ nhiễm trùng. Bệnh rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như tràn dịch màng phổi, áp xe phổi,… thậm chí có thể gây tử vong.
Triệu chứng của viêm phổi gồm:
– Giai đoạn sớm: nhịp thở nhanh ở trẻ là dấu hiệu nhận biết ba mẹ cần lưu ý. Ba mẹ hãy đếm nhịp thở bằng đồng hồ có kim giây trong 1 phút:
- Nhịp thở trên 60 lần/phút với trẻ dưới 2 tháng tuổi.
- Nhịp thở trên 50 lần/phút với trẻ 2 – 11 tháng tuổi.
- Nhịp thở trên 40 lần/phút với trẻ 12 tháng – 5 tuổi.
- Nhịp thở trên 30 lần/phút với trẻ trên 5 tuổi
– Sốt, mệt mỏi, kém ăn, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở rất hôi, trẻ ho nhiều, có thể ho khan hay có đờm xanh, khó thở.
– Thở co lõm ở ngực, cánh mũi phập phồng.
– Hình ảnh tổn thương phổi trên phim X-Quang.
– Bạch cầu tăng, CRP tăng
Nguyên nhân
- Do virus (60-70% trường hợp): virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm và adenovirus.
- Vi khuẩn: tụ cầu, phế cầu, liên cầu, haemophilus,…
- Có một vài nghiên cứu chỉ ra viêm phổi có thể do cả ký sinh trùng và nấm như Candida, Toxoplasma
Dị vật đường thở
Triệu chứng
Khi dị vật mắc ở đường hô hấp, trẻ ho nhiều, ho sặc sụa, có thể bị ngạt thở, tím tái, vã mồ hôi, chảy nước mắt mũi,… Trong trường hợp trẻ không thở được nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây tử vong nhanh chóng.
Nguyên nhân
- Thói quen ngậm thức ăn, sặc thức ăn.
- Thói quen ngậm mút đồ chơi.
- Do hít sâu mạnh, đột ngột.
- Sau cơn cười, cơn khóc.
Một số nguyên nhân khác làm trẻ ho nhiều
- Do dùng thuốc xịt giảm xung huyết mũi thường xuyên, làm niêm mạc mũi bị kính thích, sưng phù nề, xung huyết, tăng tiết chất nhầy gây chảy dịch sau họng. Hậu quả là gây ho nhiều ở trẻ.
- Do môi trường khói bụi, thời tiết hanh khô
Trẻ ho nhiều phải làm sao?
Ho ở trẻ giúp loại bỏ vật lạ ra khỏi đường thở, đây là phản xạ có lợi. Nhưng khi trẻ ho liên tục không ngừng thì ba mẹ cần lưu ý. Ho dai dẳng sẽ khiến trẻ mệt mỏi, mất ngủ, gây nôn ói, đau rát họng khó chịu, biếng ăn, khó thở, bỏ bú,… Nghiêm trọng hơn là ho báo hiệu các bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm.
Vì vậy cha mẹ cần biết biện pháp phòng ho và giảm ho cho trẻ để trẻ có một sức khỏe, hệ miễn dịch khỏe mạnh nhé! Cha mẹ tham khảo ngay những biện pháp dưới đây:
Cách phòng ngừa ho ở trẻ
- Cho trẻ tham gia các chương trình tiêm chủng phòng cúm và các bệnh đường hô hấp.
- Bổ sung đa dạng dưỡng chất: Đầy đủ tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất. Tăng cường cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa vitamin C như cam, quýt,… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
- Trẻ ho nhiều thì không nên cho trẻ sử dụng điều hòa quá lạnh. Tăng cường cho bé vận động ngoài trời, nâng cao thể trạng.
- Cho bé đeo khẩu trang phòng khói bụi, vi khuẩn virus khi ra khỏi nhà và đến nơi đông người.
- Cho trẻ rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Cho trẻ tránh xa những người mắc bệnh, ngay cả người mắc cảm cúm thông thường.
Cách chăm sóc trẻ ho nhiều
- Trẻ ho liên tục không ngừng, ho dai dẳng chứng tỏ trẻ đang mắc bệnh lý đường hô hấp. Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời để ngăn ngừa ho biến chứng nặng hơn.
- Bên cạnh đó ba mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau giúp êm dịu cơn ho ở trẻ:
- Bé cần uống nhiều nước để giảm khô rát, đau họng, loãng đờm.
- Dùng nước muối 0,9% về sinh mũi họng.
- Để bé ăn những đồ ăn loãng, lỏng bé dễ nuốt hơn.
- Áp dụng các biện pháp dân gian giảm ho hiệu quả: quất chưng mật ong, nước gừng, lê hấp xuyên bối,…
- Cách đơn giản hơn giúp giảm ho là ba mẹ có thể cho bé dùng siro ho từ thảo dược, vô cùng tiện lợi, an toàn mà hiệu quả tốt cho bé.
Ba mẹ hãy chọn Siro ho Decicof là siro ho từ 6 loại thảo dược thiên nhiên mang lại tác động giảm tình trạng trẻ ho nhiều hiệu quả mà an toàn: ức chế trung tâm ho, kháng viêm, tiêu đờm. Sản phẩm phù hợp cho cả trẻ em, người lớn, phụ nữ có thai và cho con bú do không chứa cồn, hương liệu, chất tạo màu, chất biến đổi gen.
Sản phẩm hiện đã có mặt tại nhiều Nhà thuốc trên toàn quốc, các Shop mẹ và bé lớn như Bibomart, Con Cưng, AvaKids,… Và sản phẩm cũng đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiktokshop… nên ba mẹ có thể dễ dàng mua hàng cho bé.