Tình trạng hen phế quản (hen suyễn) ở Việt Nam ngày càng gia tăng đặc biệt là đối tượng trẻ em. Vì vậy, ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh, phát hiện kịp thời các biểu hiện của hen phế quản ở trẻ để tránh biến chứng nguy hiểm. Đồng thời ba mẹ hãy cùng msmarty tìm hiểu thêm về cách phòng ngừa hen phế quản ở trẻ nhé!
1. Hen phế quản ở trẻ là gì?
Theo số liệu thống kê năm 2018 của GINA – Tổ chức Hành động vì bệnh nhân hen toàn cầu, khoảng 339 triệu người trên thế giới mắc bệnh hen. Khoảng 1000 người/ngày chết vì hen. Nguy hiểm hơn là con số mắc hen ngày càng gia tăng đặc biệt là hen phế quản ở trẻ.
Theo Bộ Y tế (2016) ước tính lượng mắc hen ở trẻ em (10%) cao gấp đôi người lớn (5%). Và thực tế việc chẩn đoán phát hiện hen phế quản ở trẻ dưới 2 tuổi lắm khi bị chậm trễ, gây hạn chế hiệu quả điều trị.
Hen phế quản ở trẻ (suyễn) được định nghĩa là một căn bệnh đường hô hấp mãn tính gây co thắt, phù nề phế quản và tăng sản xuất dịch nhầy. Bệnh sẽ khiến trẻ gặp tình trạng nặng ngực, thở khó, thở khò khè, và ho tái lại nhiều lần. Cơn hen dễ xảy ra vào ban đêm và sáng sớm.
Hen ở trẻ em có thể gây ra các biểu hiện khó chịu làm ảnh hưởng tới sự vui chơi, thể thao, học tập và giấc ngủ của trẻ. Thậm chí trẻ có thể lên cơn hen cấp nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt.
2. Triệu chứng hen phế quản ở trẻ
Hen phế quản ở trẻ gây ra nhiều biểu hiện khó chịu làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, hoạt động vui chơi, học tập, thể thao và giấc ngủ của trẻ. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu hen ở trẻ rất quan trọng, để có những biện pháp điều trị kịp thời, giảm các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Đối với trẻ lớn, các triệu chứng hen thường rõ ràng hơn, nhất là khi trẻ đang có cơn hen:
- Ho, khó thở.
- Ho nhiều vào ban đêm
- Thở khò khè (thở gấp, thở co kéo ở cơ vùng cổ, lồng ngực, cánh mũi phập phồng…).
- Cảm giác nặng ngực.
Nếu khi đến khám trẻ không có cơn hen thì việc chẩn đoán hen phế quản ở trẻ cũng gặp khó khăn.
Đối với trẻ dưới 5 tuổi thì việc phát hiện bệnh hen cũng rất khó. Bởi các triệu chứng thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn như thở khò khè của hen dễ nhầm với viêm tiểu phế quản…
Tuy nhiên, ba mẹ cần nghi ngờ và lưu ý nếu trẻ có nguy cơ mắc hen khi có các biểu hiện sau:
- Ho lặp lại nhiều lần ( hay ho về đêm)
- Khi trẻ khóc cười hay đang vận động gặp cơn ho, thở khò khè mà không có biểu hiện nhiễm trùng đường thở rõ ràng.
- Gia đình có người bị hen.
3. Nguyên nhân hen phế quản ở trẻ
Hen phế quản ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do tác nhân môi trường và di truyền:
- Dị nguyên đường thở: bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa, lông thú, khói thuốc lá,… Hay bụi kim loại, hơi sơn, khói xăng,… tại nơi làm việc.
- Thay đổi thời tiết
- Dị ứng thực phẩm: hải sản, trứng,…
- Dị ứng thuốc: penicillin, aspirin hay một số loại thuốc khác cũng có thể gây khởi phát cơn hen.
- Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp là cũng là căn nguyên gây hen suyễn ở bệnh nhân có tiền sử dị ứng như: viêm họng, viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang,…
- Cơ địa atopy: trẻ mắc bệnh dị ứng như chàm thể tạng, mày đay, viêm xoang, viêm mũi dị ứng sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen phế quản cao hơn.
- Yếu tố di truyền: trong gia đình có người hen phế quản
- Yếu tố tâm lý: tâm trạng lo âu, căng thẳng,.. gây hen
4. Cách chăm sóc trẻ bị hen phế quản
Hen phế quản ở trẻ nếu không được chăm sóc và phát hiện kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và tử vong. Vì vậy ba mẹ thì nên chú ý điều sau đây để chăm sóc trẻ bị hen nhé:
- Gia đình trẻ cần biết cách nhận biết những triệu chứng cơn hen ở trẻ, để xử lý cơn hen và giúp trẻ tránh xa những yếu tố nguy cơ gây bệnh
- Trẻ nhỏ dành phần lớn thời gian tại trường học, mẫu giáo vì vậy ba mẹ cần trao đổi với thầy cô về tình trạng bệnh của con em mình, các triệu chứng khi xuất hiện cơn hen. Và luôn đảm bảo trẻ có thuốc và không bị hết hạn sử dụng.
- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, khuyên trẻ rửa tay thường xuyên, tránh chạm vào vùng mũi, miệng, mắt và dùng ống hít chung với người khác.
4.1. Cần làm gì khi trẻ lên cơn hen?
Cơn hen ở trẻ có thể ở cấp độ từ nhẹ tới nặng, thậm chí nguy kịch. Vì vậy khi lên cơn hen, trẻ có thể đối mặt với nguy cơ tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Cho nên khi trẻ có cơn hen với biểu hiện như: ho, thở khó, nặng ngực, thở khò khè ba mẹ cần xử lý như sau:
- Dùng ngay thuốc cắt cơn hen phế quản ở trẻ đã được bác sĩ chỉ định dạng tác dụng nhanh (dạng hít hay phun khí dung)
- Chú ý: thuốc uống cắt cơn hen trong trường hợp này thì không nên dùng vì tác dụng chậm và yếu, nhiều tác dụng phụ có thể đi kèm hơn.
- Cho trẻ nghỉ ngơi 1 giờ sau khi dùng thuốc
Đặc biệt lưu ý cần đưa trẻ cấp cứu ngay nếu có các biểu hiện sau:
- Dùng thuốc cắt hen rồi nhưng không có hiệu quả hay tác dụng ngắn và trẻ vẫn khó thở.
- Trẻ nói khó, chỉ nói được từng từ
- Trẻ ngồi thở, co kéo cơ cổ, vùng xung quanh xương sườn.
- Cánh mũi phập phồng
- Môi tím tái, đầu ngón tay tím tái: ba mẹ cần đặc biệt lưu ý đây là dấu hiệu nguy kịch cần được cấp cứu kịp thời.
4.2. Phòng ngừa hen phế quản ở trẻ
Nhiều ba mẹ lo lắng, hỏi rằng: “Hen phế quản ở trẻ có khỏi được không?”. Đây là bệnh viêm mãn tính đường hô hấp, không thể chữa trị dứt điểm được. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được tốt nếu ba mẹ biết cách phòng ngừa hen cho trẻ.
Để trẻ giảm hoặc không còn cơn hen, trẻ thoải mái có thể học tập, vui chơi, phát triển toàn diện ba mẹ hãy tham khảo cách phòng ngừa hen sau nhé:
4.2.1.Tránh xa yếu tố nguy cơ gây hen
- Không nuôi chó mèo, thú nuôi trong nhà
- Vệ sinh nhà cửa sạch tránh bụi bặm
- Không hút thuốc lá trong nhà
- Hạn chế dùng chất xịt thơm phòng, thuốc xịt côn trùng, muỗi
- Tránh nhang khói
- Dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ của bé. Giặt chăn gối trẻ thường xuyên, phơi đồ dưới nắng.
- Không nên cho bé chơi gấu bông
4.2.2.Sử dụng thuốc phòng ngừa hen lâu dài theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Ưu tiên hàng đầu là thuốc kháng viêm dạng hít (corticoid hít) dùng an toàn cho trẻ. Thời lượng dùng thuốc lâu dài (nhiều tháng, thậm chí nhiều năm) để đủ khả năng cải thiện viêm đường thở.
- Thuốc dạng uống phòng hen như Montelukast là thuốc thay thế.
Ba mẹ cần cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng hẹn và không tự ý ngưng sử dụng.
Bên cạnh đó khi trẻ bị ho nhiều ba mẹ có thể cho trẻ dùng Siro ho Decicof. Đây là dòng siro ho từ thảo dược giúp giảm ho, kháng viêm, tiêu đờm an toàn cho các bé.
Siro ho này đáp ứng 4 tiêu chí: không cồn, không hương liệu, không chất tạo màu, không chất biến đổi gen. Tuy nhiên với trẻ có cơ địa dị ứng, ba mẹ nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi cho bé dùng nhé!
Sản phẩm hiện đã có mặt tại nhiều Nhà thuốc trên toàn quốc, các Shop mẹ và bé lớn như Bibomart, Con Cưng, AvaKids,… Và sản phẩm cũng đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiktokshop… nên ba mẹ có thể dễ dàng mua hàng cho bé.