Giải mã 6 nguyên nhân hen phế quản ở trẻ

Hen phế quản là một bệnh phổ biến ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ. Hen phế quản ở trẻ rất nguy hiểm nếu không được cứu chữa kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Việc tìm hiểu nguyên nhân của hen rất cần thiết giúp ba mẹ phòng tránh cơn hen cấp cho trẻ. Dưới đây là 6 nguyên nhân hen phế quản ở trẻ ba mẹ hãy cùng Msmarty tìm hiểu nhé!

1. Tổng quan về hen phế quản

1.1. Hen phế quản là gì?

Trước khi giải mã được nguyên nhân hen phế quản ở trẻ, ba mẹ cần biết tổng quan về hen phế quản (hen suyễn). Theo AFA – Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ, hen phế quản là bệnh mạn tính gây sưng, viêm ở các mô đường thở, đường hô hấp bị thu hẹp, dẫn đến khó thở.

Hen phế quản là gì

1.2. Triệu chứng hen phế quản ở trẻ

Hen suyễn gây phiền toái ảnh hưởng tới sức khỏe, vui chơi, học tập và sinh hoạt hàng ngày của bé. Với trẻ nhỏ triệu chứng hen phế quản bao gồm:

  • Ho, khó thở.
  • Thở khò khè, thở co kéo lồng ngực, vùng cổ, cánh mũi phập phồng, thở nhanh,…
  • Cảm giác nặng ngực.

Tuy nhiên việc chẩn đoán hen ở trẻ cũng gặp khó khăn nếu khi đi khám mà trẻ không lên cơn hen. Trẻ dưới 5 tuổi, triệu chứng hen cũng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác như viêm tiểu phế quản…

Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu sau ba mẹ cũng nên nghi ngờ con mắc bệnh hen và cho con đi khám bác sĩ:

  • Ho lặp lại nhiều lần (đêm ho nhiều)
  • Thở khò khè và ho khi trẻ ăn, vận động, khóc cười nhưng không có biểu hiện viêm đường hô hấp rõ ràng.
  • Gia đình có người bị hen.

Để chẩn đoán hen ở trẻ ho khi không có dấu hiệu cơn hen điển hình thì bác sĩ sẽ dùng phương pháp đo hô hấp ký. Đây là một phương pháp hữu hiệu giúp chẩn đoán hen ở trẻ và đánh giá, nhận xét khách quan, một cách chính xác mức độ bệnh hen.

Khi nghi ngờ hen thì đây là một biện pháp rất tốt để chẩn đoán hen giúp phát hiện trẻ bị tắc nghẽn đường thở, trẻ bị hen nặng ở mức độ nào, thực hiện kiểm tra “tét” giãn phế quản.

Nhưng có một hạn chế là phương pháp này với trẻ dưới 6 tuổi rất khó thực hiện vì trẻ không hợp tác. Vì vậy một số cơ sở y tế mua sắm, trang bị máy phục vụ chẩn đoán hen phế quản là máy đo Dao động xung ký (IOS). Đây là biện pháp hiện đại xác định hen phế quản ở đối tượng trẻ từ 3 tuổi trở lên.

1.3. Biến chứng hen phế quản ở trẻ

Theo các nhà khoa học, biến chứng hen phế quản ở trẻ bao gồm:

  • Suy hô hấp cấp tính
  • Tràn khí màng phổi
  • Nhiễm khuẩn phế quản
  • Các ổ tổn thương trong nhu mô phổi.
  • Xẹp phổi

2. Nguyên nhân hen phế quản ở trẻ

Theo ALA – Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, nguyên nhân hen phế quản ở trẻ gồm 6 nguyên nhân chính sau:

6 nguyên nhân hen phế quản ở trẻ

2.1. Dị ứng – Nguyên nhân hen phế quản ở trẻ

Dị ứng là một nguyên nhân khá phổ biến, đặc biệt là dị ứng với phấn hoa, bụi nhà, lông thú cưng, hoặc các chất gây kích ứng khác. Sự kích thích này có thể khiến đường hô hấp trở nên nhạy cảm hơn.

Nếu nguyên nhân hen phế quản ở trẻ là dị ứng, thì hệ miễn dịch sẽ sản kích hoạt kháng thể IgE – globulin miễn dịch E khiến trẻ khó thở, thở khò khè, hắt hơi,…

2.2. Trẻ béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc hen phế quản

Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, tỉ lệ mắc hen phế quản ở trẻ béo phì sẽ cao hơn trẻ bình thường. Điều này có thể lý giải là do béo phì gây tăng nguy cơ viêm, làm phổi giảm sút chức năng. Vậy nên béo phì có thể là nguyên nhân hen phế quản.

Còn theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, nếu chỉ số BMI cơ thể từ 30 trở lên, sẽ có khả năng mắc hen suyễn cao hơn.

2.3. Khói thuốc lá – Nguyên nhân hen phế quản ở trẻ

Việc hít phải khói thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn tăng nguy cơ mắc hen phế quản ở trẻ. Tình trạng viêm, kích ứng đường thở, tích tụ đờm nhầy có thể diễn ra nếu trẻ hít phải khói thuốc dẫn đến hen phế quản.

2.4. Ô nhiễm không khí và điều kiện thời tiết

Môi trường sống đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của hen phế quản. Tiếp xúc với các chất kích thích như hóa chất, khói bụi, hay ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các chất trong không khí như khí gas, bụi gây ô nhiễm này sẽ xâm nhập vào phổi, từ đó làm hoạt động của phổi bị gián đoạn khiến trẻ khó thở. Tương tự, nếu hít phải thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa gia dụng, chất làm mát không khí… cũng làm tăng nguy cơ hen.

Khí hậu cũng có ảnh hưởng đến hen phế quản. Không khí lạnh khô, nóng ẩm, hay biến đổi thời tiết đột ngột đều có thể kích thích sự xuất hiện của các triệu chứng hen.

2.5. Một số bệnh lý gây hen phế quản

Một số bệnh lý cũng là nguyên nhân hen phế quản hoặc làm nặng thêm hen ở trẻ:

  • Nhiễm vi khuẩn, virus đường thở
  • Cảm lạnh
  • Viêm họng, viêm amidan
  • Viêm mũi, viêm xoang
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Khó thở khi ngủ
  • Polyp mũi

2.6. Tiền sử gia đình – Nguyên nhân hen phế quản ở trẻ

Một trong những nguyên nhân hen phế quản quan trọng là di truyền. Nếu có người trong gia đình có tiền sử hen phế quản, nguy cơ mắc bệnh của trẻ sẽ tăng lên đáng kể.
Trên thực tế, trẻ có ba hay mẹ mắc bệnh hen phế quản thì trẻ tăng khả năng mắc bệnh cao hơn gấp 3 đến 6 lần, so với gia đình không có ba mẹ mắc bệnh hen, theo ALA.
Ngoài ra nguyên nhân hen phế quản ở trẻ cũng có thể do:

  • Dị ứng thực phẩm: thủy hải sản, trứng,…
  • Dị ứng một số loại thuốc: penicillin, aspirin,..
  • Cơ địa atopy: trẻ bẩm sinh có bênh dị ứng: chàm thể tạng, viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm xoang,…
  • Yếu tố tâm lý: stress, tâm trạng lo âu, căng thẳng,..

3. Phòng ngừa hen phế quản

Khám phá ra 7 nguyên nhân hen phế quản sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ tác nhân gây bệnh và từ đó có biện pháp ứng phó hiệu quả với bệnh lý này.

3.1. Tránh xa nguyên nhân hen phế quản

  • Không nuôi thú nuôi trong nhà
  • Vệ sinh nhà cửa sạch bụi bặm. Nếu có điều kiện ba mẹ hãy sắm máy lọc không khí để giảm tác nhân dị ứng cho trẻ.
  • Khi trẻ ra khỏi nhà nên cho trẻ đeo khẩu trang.
  • Khi trẻ đi ngoài đường, hay chơi đùa ngoài trời thì khi về nhà ba mẹ nên tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ cho trẻ.
  • Không hút thuốc lá trong nhà
  • Hạn chế dùng xịt thơm phòng, thuốc xịt côn trùng
  • Tránh nhang khói
  • Dọn dẹp nơi ngủ của bé
  • Không nên để bé chơi gấu bông

Tránh xa nguyên nhân hen phế quản và dùng thuốc điều trị hen

3.2. Dùng thuốc ngừa hen lâu dài theo ý kiến bác sĩ

Bên cạnh việc tránh xa nguyên nhân hen phế quản, trẻ cũng cần dùng thuốc ngừa hen sau:

  • Dùng corticoid hít – thuốc kháng viêm làm ưu tiên hàng đầu, an toàn cho trẻ. Thời gian đủ lâu (kéo dài nhiều năm tháng) để cải thiện viêm đường thở ở trẻ.
  • Thuốc dạng uống (thay thế) như Montelukast phòng hen

Việc dùng thuốc phòng hen cho trẻ ba mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đi khám định kỳ, không tự ngưng dùng hay dùng quá liều thuốc.

Bên cạnh việc dùng thuốc để cắt cơn hen cho trẻ, để giảm triệu chứng ho hen, ba mẹ hãy cho bé dùng Siro ho thảo dược Decicof giúp giảm ho, giảm đau rát họng, tiêu đờm. Sản phẩm được sản xuất từ 6 loại thảo dược trị ho như: cát cánh, lá thường xuân, tỳ bà diệp, thổ bối mẫu, bách bộ, trần bì giảm ho an toàn, mẹ hết lo con ngủ ngon tròn giấc.

Siro ho Decicof giảm ho, giải mã nguyên nhân hen phế quản ở trẻ

Sản phẩm hiện đã có mặt tại nhiều Nhà thuốc trên toàn quốc, các Shop mẹ và bé lớn như Bibomart, Con Cưng, AvaKids,… Và sản phẩm cũng đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiktokshop… nên ba mẹ có thể dễ dàng mua hàng cho bé.

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *