Giải mã 5 triệu chứng suy hô hấp ở trẻ

Ba mẹ có biết rằng ở trẻ em suy hô hấp là bệnh lý hô hấp nguy hiểm nếu không nhận biết và chữa kịp thời sẽ dẫn đến tử vong? Ba mẹ hãy cùng Msmarty tìm hiểu về suy hô hấp ở trẻ và cách nhận biết các triệu chứng để bảo vệ sức khỏe của bé yêu nhé!

Nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ

Suy hô hấp là gì? Bệnh suy hô hấp ở trẻ là tình trạng mà hệ thống hô hấp của trẻ không hoạt động hiệu quả, gây khó khăn trong việc thở và trao đổi oxy. Bệnh rất nguy hiểm vì vậy việc nhận biết triệu chứng và tìm hiểu nguyên nhân của bệnh rất quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân của suy hô hấp ở trẻ rất nhiều và phức tạp có thể chia thành 2 nhóm là: nguyên nhân ở phổi và ngoài phổi.

Nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ

Nguyên nhân tại phổi

  • Viêm phổi nặng: suy hô hấp là biến chứng phổ biến khi trẻ bị viêm phổi nặng. Trẻ thường bị viêm phổi do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu, phế cầu,…) hoặc viêm phổi do virus (RSV, SARS, cúm A H5N1,…)
  • Ngạt nước: gây suy giảm hô hấp và tổn thương màng surfactant ở phổi.
  • Sử dụng ma túy ở dạng tiêm, hít,…
  • Trẻ bị trào ngược dịch dạ dày khi, hôn mê, dịch vi ở dạ dày có pH acid trào lên phổi làm phổi tổn thương và xẹp phổi.
  • Tái tưới máu sau ghép phổi gây phù phổi, lấy cục máu đông mạch phổi.

Nguyên nhân ngoài phổi

Một số chấn thương khác có thể gây suy hô hấp ở trẻ:

  • Gãy nhiều xương, bỏng nặng
  • Chấn thương đầu.
  • Truyền máu lượng lớn.
  • Nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn.
  • Thông nối tim phổi.
  • Dùng thuốc quá liều.
  • Viêm tụy cấp nặng.
  • Đông máu nội mạch lan tỏa.

Triệu chứng suy hô hấp ở trẻ

Thực tế, suy hô hấp không chỉ là biến chứng của các căn bệnh về hô hấp mà còn do các bệnh lý về tim, mạch, não,… Ngoài ra, hiện tượng hạ đường máu và hạ thân nhiệt ở trẻ cũng sẽ gây suy hô hấp.

Khi một em bé ra đời, mọi cơ quan trong cơ thể sẽ phối hợp nhịp nhàng để duy trì chức năng hô hấp. Nếu sự phối hợp đó bị rối loạn thì cũng là nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ.

Việc nhận biết dấu hiệu của suy hô hấp rất quan trọng. Vậy nên ba mẹ nên đặc biệt lưu ý các dấu hiệu sau:

Trẻ xuất hiện khó thở

Khó thở là một trong những triệu chứng đầu tiên của suy hô hấp ở trẻ do làm giảm oxy máu, có thể làm PaCO2 tăng hoặc không. Ba mẹ cần đặc biệt lưu ý bởi khi trẻ khóc, quấy ho, ngạt mũi,… sẽ làm các triệu chứng khó thở khó phát hiện hơn.

Bên cạnh biểu hiện khó thở, trẻ cũng có hiện tượng thở nhanh, gấp, co kéo cơ hô hấp phụ giống với biểu hiện của viêm phế quản phổi. Đôi khi có trẻ lại thở chậm, cơ hô hấp bị liệt nên không gây co kéo cơ hô hấp.

Khó thở triệu chứng suy hô hấp ở trẻ

Nhịp thở thay đổi

Nhịp thở trẻ tăng cao khoảng 40 lần/phút khi suy hô hấp. Do cần phải thở nhanh hơn để cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Bên cạnh nhịp nhịp thở nhanh trẻ sẽ có hiện tượng lõm ngực, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng.

Ngược lại, khi trẻ mắc suy hô hấp cùng với các tổn thương thì nhịp thở lại giảm, trẻ ngứa cổ nhưng không ho, đờm ứ đọng nơi phế quản.

Trẻ xuất hiện da tím tái

Cùng với biểu hiện khó thở trẻ có thể tím tái da cơ thể. Biểu hiện tím tái thường xuất hiện muộn thường ở môi và đầu chi. Trẻ có sẵn bệnh nền thiếu máu mà mắc suy hô hấp thì thường không có dấu hiện xanh tím da.

Đôi khi trẻ suy hô hấp sẽ bị đỏ da, vã mồ hôi, hiện tượng ngón tay dùi trống…

 

Môi thâm, da tím tái biểu hiện suy hô hấp ở trẻBiểu hiện rối loạn ý thức

Suy hô hấp nếu không cấp cứu kịp thời thì não sẽ là cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng và tổn thương nặng nề nhất do thiếu oxy trong máu. Hậu quả dẫn tới là trẻ bị rối loạn ý thức và thần kinh như: lẫn lộn, co giật, mất phản xạ gân xương, hôn mê, lờ đờ,…

Biểu hiện rối loạn tim mạch

Bên cạnh tổn thương não khi trẻ suy hô hấp thì các dấu hiệu tổn thương tim mạch cũng xuất hiện:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Huyết áp tăng hoặc giảm
  • Ngưng tim do thiếu oxy máu trầm trọng
  • Tăng PaCO2 quá mức

Khi trẻ mắc bệnh lý về hô hấp, tim mạch ba mẹ nên theo dõi cẩn trọng vì có thể gây bệnh suy hô hấp. Theo sát sức khỏe của trẻ hàng ngày.

Lưu ý khi trẻ ho, sốt, khó thở, viêm hệ hô hấp nặng hơn,… đưa ngay đến chuyên gia y tế để được thăm khám kịp thời, phòng tránh trẻ mắc suy hô hấp.

Rối loạn tim mạch do suy hô hấp ở trẻ

Suy hô hấp ở trẻ có bao nhiêu mức độ?

Mức độ suy hô hấp ở trẻ rất khác nhau phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng có thể chia ra như sau:

  • Ở mức độ nhẹ: Hơi khó thở khi vận động và vui chơi quá mức là biểu hiện suy hô hấp của trẻ giai đoạn nhẹ.
  • Ở mức độ nặng hơn: Trẻ thường xuyên khó thở, tím tái môi, đầu chi.
  • Suy hô hấp nặng: Trẻ cần dùng thuốc điều trị hoặc được thực hiện một số thủ thuật, phương pháp y khoa đơn giản từ bác sĩ.
  • Ở mức độ nguy kịch: Trẻ cần được cấp cứu nhanh chóng nếu không sẽ rất dễ tử vong.

Điều trị suy hô hấp cấp

Để điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ, ba mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời. Phương pháp điều trị suy hô hấp cấp dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Thông đường thở
  • Hỗ trợ hô hấp.
  • Duy trì khả năng chuyên chở oxy.
  • Cung cấp đủ năng lượng.

Kế hoạch chăm sóc trẻ bị suy hô hấp cấp

Khi trẻ đã mắc suy hô hấp cấp, việc chăm sóc trẻ ba mẹ cần đặc biệt lưu ý tránh để bệnh diễn biến nặng hơn, phòng tránh bội nhiễm và giúp trẻ mau hồi phục sức khỏe hơn. Dưới đây là 3 điều ba mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ:

  • Vận chuyển trẻ tới bệnh viện

Khi đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán hay cấp cứu trẻ suy hô hấp thì ba mẹ cần để đường thở của trẻ luôn được thông thoáng, liên tục cung cấp đảm bảo oxy. Không để trẻ rơi vào tình trạng hạ đường máu, hạ thân nhiệt.

  • Chế độ dinh dưỡng

Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ rất quan trọng giúp trẻ có sức lực chống chọi với bệnh tật. Đồng thời còn bổ sung các dưỡng chất giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.

Ưu tiên để trẻ ăn bằng đường miệng, nếu trẻ không thể ăn bằng miệng thì mới đặt sonde dạ dày bơm sữa hay bơm bột mặn. Để tránh tình trạng viêm phổi hít khi trào ngược dạ dày nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày của trẻ theo giờ hoặc nhỏ giọt chậm.

Để đáp ứng nhu cầu của trẻ, ba mẹ nên bổ sung năng lượng nhiều hơn 30-50% mức ăn bình thường để cung cấp sức lực cho việc hô hấp của trẻ.

Tuy nhiên việc ăn uống của trẻ trong giai đoạn này cần có sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ để việc bổ sung dinh dưỡng thật khoa học và trẻ nhanh phục hồi hơn.

  • Phòng ngừa nhiễm trùng

Khi mắc suy hô hấp, sức khỏe của trẻ rất yếu ớt, vì vậy việc phòng chống nhiễm trùng cần đặc biệt quan tâm. Mọi thao tác, kỹ thuật chăm sóc trẻ của các chuyên gia y tế cần đảm bảo vô khuẩn và kết hợp dùng kháng sinh cho trẻ theo đúng phác đồ.

Chăm sóc trẻ suy hô hấp

Suy hô hấp ở trẻ rất nguy hiểm có thể gây khó thở, đau tức ngực, thậm chí có thể tử vong nếu không chữa trị kịp thời. Vì vậy việc phát hiện các triệu chứng của suy hô hấp rất quan trọng ba mẹ nên đặc biệt lưu ý để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhé!

Nếu ba mẹ có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với fanpage M’Smarty – Mẹ thông thái con lớn khôn để được hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng nhất.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *