Biếng ăn là tình trạng rất dễ gặp phải ở trẻ, đây cũng là tình trạng khiến bố mẹ rất đau đầu bởi mỗi lần tới bữa ăn đều như một “cuộc chiến”. Khi trẻ biếng ăn kéo dài thì sẽ rất dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não của trẻ. Vậy cha mẹ cần làm gì khi bé nhà mình biếng ăn? Cùng msmarty.vn tìm hiểu thêm về tình trạng này và các phương pháp giúp trẻ hết biếng ăn mẹ nhé.
Biếng ăn ở trẻ là gì?
Biếng ăn là một dạng rối loạn dinh dưỡng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là với trẻ 1 – 6 tuổi. Khi trẻ bị biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, chậm phát triển về trí não. Đồng thời, trẻ cũng sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, từ đó dễ mắc các bệnh do virus, vi khuẩn như cảm cúm, tiêu chảy, viêm đường hô hấp,…
Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể do rất nhiều nguyên nhân, có thể do tâm lý, sinh lý hoặc bệnh lý.
- Trẻ biếng ăn do các vấn đề sinh lý: Thường gặp ở giai đoạn trẻ 3 – 4 tháng, 6 tháng, 9 – 14 tháng, 16 – 18 tháng, 2 – 3 tuổi. Đây là những giai đoạn trẻ có sự biến đổi về tâm sinh lý như biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng… Vào lúc này, trẻ vẫn đang mải mê khám phá về thế giới xung quanh, khám phá về cơ thể, học và luyện tập những kỹ năng mới nên không chú ý tới việc ăn uống. Thông thường, biếng ăn sinh lý ở trẻ sẽ diễn ra từ 2 – 3 ngày cho tới 3 tuần, sau khoảng thời gian đó, trẻ sẽ quay trở lại ăn uống bình thường.
- Trẻ biếng ăn do các vấn đề tâm lý: Khi cha mẹ thấy bé nhà mình ăn không nhiều như những bạn cùng độ tuổi thì sẽ dỗ dành hay thậm chí thúc ép để trẻ ăn được nhiều hơn. Và khi đã cố gắng dùng mọi cách mà trẻ vẫn nhất quyết không ăn thì cha mẹ dễ mất kiên nhẫn dẫn đến la mắng, quát tháo, dọa nạt. Từ đó khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, sinh ra biếng ăn.
- Trẻ biếng ăn do các vấn đề bệnh lý: Trẻ bị các bệnh về răng miệng (viêm amidan, mọc răng…); rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, đau bụng…); nhiễm virus, vi khuẩn (ho, sốt, viêm phổi,…)… Khiến việc ăn uống của trẻ khó khăn, trẻ thấy khó tiêu và khó chịu khi ăn hay cảm thấy mệt mỏi… làm trẻ không muốn ăn và trở nên biếng ăn. Nếu trẻ biếng ăn do các vấn đề về bệnh lý, cha mẹ có thể giải quyết gốc rễ là bệnh trẻ gặp phải, thì sau khi khỏi bệnh trẻ cũng ăn như bình thường. Còn nếu không giải quyết triệt để, nhất là những bệnh về rối loạn tiêu hóa thì về lâu dài sẽ không chỉ kiến bé biếng ăn mà còn về vấn đề tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng ở trẻ.
Các biểu hiện của trẻ biếng ăn
Không phải chỉ khi trẻ ăn ít, không chịu ăn thì mới là biếng ăn, những dấu hiệu sau đấy cũng là những biểu hiện biếng ăn cha mẹ cần để ý:
Lượng thức ăn mỗi ngày ít hơn những trẻ cùng độ tuổi
Lượng thức ăn hàng ngày của mỗi trẻ sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, khả năng hấp thu… Tuy nhiên, nếu lượng sữa và thức ăn hàng ngày trẻ ăn quá ít so với những đứa trẻ cùng tuổi thì cha mẹ nên lưu ý bởi đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang biếng ăn.
Trẻ chỉ ăn một vài loại thức ăn, không chịu ăn thử món mới
Nếu mỗi bữa ăn trẻ chỉ ăn đúng những món ăn mình thích, ngoài ra không muốn thử hoặc ăn bất kỳ món mới nào thì đây cũng là dấu hiệu biếng ăn ở trẻ cha mẹ cần lưu ý. Bởi trẻ con sẽ thích khám phá những điều mới lạ nên các bé thường sẽ rất tò mò khi được mẹ giới thiệu món ăn mới. Có thể ban đầu trẻ sẽ không khích những món mới nhưng sau vài ngày mẹ có thể cho trẻ thử ăn lại món đó
Bé không hợp tác khi đến bữa, thời gian mỗi bữa ăn kéo dài trên 30 phút
Thông thường, mỗi bữa ăn của trẻ sẽ chỉ kéo dài tối đa 30 phút. Nếu trong bữa ăn, trẻ nhai thức ăn rất chậm hoặc không nhai mà chỉ ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt hay trẻ lấy tay che miệng, phun/nhè thức ăn ra ngoài khi được đút cho ăn… Khiến thời gian mỗi bữa ăn của trẻ có khi kéo dài tới 1 – 2 tiếng thì cha mẹ cũng nên lưu ý.
Trẻ dễ mắc bệnh hơn
Khi trẻ biếng ăn, lười ăn, cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển và nâng cao hệ thống miễn dịch. Do đó, trẻ sẽ dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn dẫn đến dễ mắc các bệnh vặt (nhất là các bệnh về đường tiêu hóa và bệnh ở đường hô hấp) hơn các bạn cùng lứa tuổi.
Cân nặng, chiều cao không đạt chuẩn trong 3 tháng
Nếu liên tiếp trong vòng 3 tháng, chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ gần như đứng yên tại chỗ, tăng rất ít thậm chí trẻ bị sụt cân. Điều này cho thấy trẻ có thể đang biếng ăn, ăn không hấp thu. Vì vậy, hàng tháng bố mẹ cần theo dõi bảng chuẩn chiều cao và cân nặng của trẻ theo độ tuổi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
7 phương pháp giúp trẻ hết biếng ăn
Rất nhiều cha mẹ băn khoăn không biết nên làm gì khi trẻ biếng ăn bởi tình trạng này không chỉ gây hậu quả lâu dài cho sự phát triển của trẻ mà cũng khiến cha mẹ thấy mệt mỏi và chán nản mỗi khi cho trẻ ăn. Vậy nên cha mẹ có thể áp dụng 7 phương pháp dưới đây để cải thiện biếng ăn ở trẻ:
Tạo cho trẻ các thói quen ăn đúng
Cha mẹ nên sắp xếp giờ ăn cho trẻ và tạo cho trẻ thói quen ăn đúng bữa. Khoảng cách tốt nhất giữa các bữa chính là 4 – 5 giờ, vừa đủ để khiến trẻ thấy đói. Giữa các bữa chính cha mẹ không nên cho trẻ ăn uống thêm gì ngoài nước lọc. Vì khi bé đã ăn vặt trước các bữa chính thì sẽ dễ “ngang dạ” và không có cảm giác thèm ăn khi đến bữa, từ đó sẽ dẫn đến biếng ăn.
Mỗi bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút. Nếu bé không ăn được nhiều thì cha mẹ cũng nên kết thúc bữa ăn và tăng thêm cho bé 1 bữa phụ sau đó khoảng 2 – 3 tiếng. Bữa phụ này cha mẹ có thể cho con ăn thêm trái cây, sữa, sữa chua, phô mai, bánh quy, bánh flan,…
Đặc biệt, không nên cho con vừa ăn vừa chơi, vừa xem ti vi, dùng điện thoại hay ipad hoặc đi rong để cố cho con ăn hết phần ăn của mình. Bởi dùng những phương pháp này sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ, khiến trẻ không tập trung làm thời gian bữa ăn thường kéo dài.
Tạo không khí vui vẻ cho bữa ăn, không nên khiến trẻ bị căng thẳng
Cha mẹ nên cho trẻ ngồi ăn chung với gia đình, bởi trẻ vẫn đang bắt chước theo những hành động của người lớn nên khi ngồi ăn cùng gia đình, trẻ sẽ học theo cách ăn như người lớn. Với các bé từ 7 – 9 tháng tuổi, cha mẹ có thể để trẻ tự cảm nhận các món ăn thông qua chạm, bốc và khi bé tròn 1 tuổi trở lên, cha mẹ nên hướng dẫn bé tự dùng thìa, nĩa, đũa. Các bé đang ham thích tìm hiểu và khám phá thì điều này sẽ khiến trẻ thấy rất vui vẻ và hào hứng khi tới bữa ăn.
Đặc biệt, khi cho bé ăn, cha mẹ tuyệt đối không nên thúc ép, bắt trẻ ăn cho hết phần của mình khiến trẻ căng thẳng và hình thành cảm giác sợ mỗi khi tới bữa ăn. Trong bữa ăn cần tạo bầu không khí thoải mái, thường xuyên khen ngợi và khuyến khích khi trẻ ăn ngoan để trẻ cảm thấy thích thú từ đó chủ động ăn và ăn nhiều hơn.
Đa dạng thực đơn với nhiều món đầy đủ dinh dưỡng và trình bày đẹp mắt
Một trong những lý do khiến trẻ biếng ăn và không có hứng thú với bữa ăn là món ăn không phòng phú. Có những phụ huynh chỉ quan tâm tới bữa ăn đủ chất nên thường thêm đủ loại thực phẩm bổ dưỡng với nhau rồi nấu thành cháo, bột. Hoặc nhiều gia đình khác chỉ cho trẻ ăn một số loại thực phẩm cố định và chỉ trung thành với một vài cách chế biến như nấu cháo, hấp, luộc,… Điều này khiến món ăn mất đi sự hấp dẫn về hình thức và mùi vị nên trẻ sẽ không hào hứng ăn.
Vì vậy, phụ huynh cần đa dạng thức ăn cho trẻ, sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau từ thịt, cá, hải sản, trứng, nấm,… Ngoài ra, phụ huynh cũng nên chú ý đến khẩu vị của bé xem bé thích ăn ngọt, mặn hay nhạt để lựa chọn thực phẩm cũng như nêm nếm vào món ăn cho bé. Cha mẹ có thể để trẻ cùng lên danh sách các món ăn và cố gắng luân phiên thay đổi các món ăn thường xuyên, cho trẻ ăn những món mới cùng những món ăn mà trẻ đã biết và yêu thích.
Đồng thời, cha mẹ có thể thay đổi hình dạng, kết cấu của thức ăn, tạo ra hình dáng đáng yêu, bắt mắt hoặc kết hợp nhiều phương pháp nấu ăn khác nhau cho cùng một loại thực phẩm như hấp, nướng, luộc, xào…. Như vậy trẻ sẽ không còn tình trạng chán ăn, biếng ăn mà vô cùng hứng thú mỗi khi đến bữa.
Để trẻ chủ động khám phá thức ăn thay vì ép ăn
Để trẻ tiếp nhận những loại thực phẩm và món ăn mới là một điều không dễ dàng. Với những bạn không thích thử những món mới, cha mẹ có thể cùng bé trải nghiệm món ăn. Mẹ có thể giới thiệu về loại thực phẩm mới hay món ăn mới, cho trẻ thử chạm vào, ngửi, nếm thử và cho trẻ thấy cha mẹ ăn ngon lành. Việc đó khiến trẻ thấy tò mò và cũng bắt chước tập ăn theo.
Ngoài ra, tùy theo độ tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ tham gia vào việc đi mua thực phẩm, chuẩn bị, lên kế hoạch thực đơn, nấu ăn và dọn dẹp hàng ngày. Điều này sẽ giúp con hào hứng và thấy được vai trò quan trọng của mình trong việc tổ chức bữa cơm cho gia đình. Kết quả là con sẽ ăn ngon miệng hơn.
Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa
Một số trẻ không muốn ăn chỉ vì khẩu phần ăn quá nhiều đối với trẻ. Vậy nên cha mẹ nên quan sát và hãy cố gắng điều chỉnh, giảm lượng thức ăn trong 1 bữa, tăng số lượng bữa ăn sao cho phù hợp đối với độ tuổi, tình trạng sức khỏe của trẻ. Khi trẻ ăn được quá ít trong bữa chính thì cha mẹ có thể tăng thêm bữa phụ cho con để bổ sung lượng dinh dưỡng được đầy đủ nhất.
Khuyến khích trẻ vận động đầy đủ
Vận động là cách rất tốt để kích thích cơ thể trẻ phát triển toàn diện một cách khỏe mạnh. Ngoài ra, việc tiêu tốn năng lượng khi vận động sẽ kích thích cảm giác đói bụng vì vậy trẻ sẽ ăn được nhiều hơn, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh đó, hoạt động thể chất còn giúp hỗ trợ các quá trình chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể trẻ được diễn ra nhanh chóng, các hệ cơ quan phát triển toàn diện, giúp trẻ hạn chế mắc các vấn đề về chậm phát triển cũng như các tình trạng sức khỏe khác.
Các bậc phụ huynh có thể đưa con ra ngoài chơi, tập đi xe, đi bơi hay vui chơi với bạn tại công viên, sân nhà,… Vận động giúp tiêu hao năng lượng nhanh chóng nên bé sẽ mau đói, ăn ngon hơn và nhiều hơn trong các bữa chính.
Bổ sung các vi chất và men đa chủng giúp trẻ thèm ăn hơn
Trẻ biếng ăn sẽ chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao vì không nhận đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng từ khẩu phần ăn hằng ngày, đặc biệt là các loại vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, canxi, sắt, kẽm…
Vậy nên nếu tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt.
Đồng thời cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ thêm men vi sinh đa chủng, đặc biệt là men vi sinh 10 chủng để tăng lượng lợi khuẩn trong đường ruột, ổn định hệ tiêu hóa. Với Men vi sinh 10 chủng M’Smarty đến từ Ý, bổ sung tới 1,2 tỷ lợi khuẩn trong mỗi liều với 5 chủng lợi khuẩn thuộc nhóm Lactobacillus và 5 chủng thuộc nhóm Bifidobacterium sẽ hỗ trợ tiết ra những enzym giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Tiêu hóa nhanh sẽ khiến trẻ nhanh đói và thèm ăn hơn, ăn được nhiều hơn. Đồng thời Men 10 chủng M’Smarty cũng hỗ trợ trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn tốt hơn và tăng cường đề kháng cho trẻ để chống lại bệnh tật.
Với Men vi sinh 10 chủng M’Smarty, cha mẹ hãy đồng hành cùng con trong suốt quá trình phát triển và đừng quên truy cập website msmarty.vn để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, cha mẹ hãy liên hệ ngay với msmarty theo hotline 0907.503.111 hoặc Fanpage: M’Smarty – Mẹ thông thái con lớn khôn