Ngộ độc thực phẩm ở trẻ – Những điều mẹ cần biết để bảo vệ con

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhẹ thì chỉ đau bụng, đi ngoài, còn nặng có thể kèm theo sốt, nôn ói, hôn mê. Vậy mẹ cần biết những gì về vấn đề này để bảo vệ sức khỏe cho con?

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, cần được phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng, đúng cách để không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: rối loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp, tụt huyết áp… thậm chí là tử vong. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng msmarty tìm hiểu thật kỹ về ngộ độc thực phẩm và những hướng xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm ba mẹ nhé.

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Hiện tượng ngộ độc thực phẩm nói chung và ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ nói riêng là tình trạng cơ thể nhiễm độc do ăn uống phải thức ăn, nước uống nhiễm vi khuẩn hay các chất độc. Các chất độc bao gồm các chất gây hại từ thực phẩm ôi thiu, biến chất, quá hạn sử dụng, đồ uống nhiễm hóa chất… Khi gặp các chất độc, cơ thể sẽ phản ứng để bảo vệ bản thân bằng cách nôn ói, tiêu chảy nhằm loại bỏ chúng.

Với những trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ, cơ thể trẻ sẽ nhanh chóng khỏe lại chỉ sau 1 vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngộ độc nặng, lượng chất độc nhiễm vào cơ thể quá nhiều. Các cơ quan không đào thải kịp hoặc không thể đào thải dẫn đến nội tạng bị tổn thương, hôn mê sâu, thậm chí là tử vong.

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ - Những điều mẹ cần biết để bảo vệ con 1

Dấu hiệu khi bị ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ

Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà tình trạng ngộ độc thực phẩm sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Cụ thể như:

Ngộ độc mức độ nhẹ

Ngộ độc thực phẩm mức độ nhẹ thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Các biểu hiện ngộ độc thực phẩm nhẹ ở trẻ bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn mửa: Một trong những dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị ngộ độc thức ăn là buồn nôn và ói mửa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dấu hiệu nôn ói là do độc tố tiếp xúc với dạ dày, các thụ thể ở dạ dày phản ứng lại, co bóp để tống số chất độc này ra ngoài.
  • Đau bụng: Đây cũng là phản ứng thường thấy khi trẻ ngộ độc ở mức độ nhẹ hoặc vừa, thường sẽ xuất hiện khá sớm khi bị ngộ độc thực phẩm. Do các thực phẩm không đảm bảo gây hại cho cơ thể tạo phản ứng kích thích làm tăng nhu động ruột từ đó làm tăng tốc độ đào thải chất độc. Đó là nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng.
  • Tiêu chảy: Chất độc đến thành ruột, các thụ thể ruột phát hiện thức ăn “có vấn đề” nên bắt đầu co bóp mạnh, tống chất độc ra ngoài nên phân thường lỏng. Nếu tiêu chảy nhiều có thể dẫn đến mất nước và điện giải.
  • Sốt: Ngộ độc mức nhẹ ở trẻ có thể gây nên sốt nhưng thường không nguy hiểm nhiều nếu sốt ngắn và dưới 38 độ C.
  • Mệt mỏi, kén ăn: Khi nước và điện giải bị mất đi do nôn ói và tiêu chảy, cơ thể trẻ dễ bị mệt mỏi.
  • Sưng hậu môn: Trẻ nhỏ khi đi ngoài nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng viêm hậu môn, sưng đỏ và gây đau.

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ - Những điều mẹ cần biết để bảo vệ con 2

Ngộ độc nặng

Ngộ độc thức ăn ở mức độ nặng có thể khiến trẻ nguy hiểm đến tính mạng. Ba mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế kịp thời để điều trị. Các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nặng bao gồm các dấu hiệu nhẹ ở trên và thêm các biểu hiện khác như:

  • Trẻ đi ngoài rất nhiều lần kèm theo thiếu tỉnh táo: Ngộ độc nặng làm thay đổi nhận thức của trẻ. Nguyên nhân một phần do nước và điện giải bị mất cân bằng, một phần khác là do các chất độc có thể đã ảnh hưởng đến thần kinh trẻ.
  • Tim đập nhanh hoặc chậm: Nhịp tim của trẻ có thể bị rối loạn, đập nhanh hơn hoặc chậm hơn. Dấu hiệu này cực kỳ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
  • Giảm huyết áp: Hiện tượng giảm huyết áp do ngộ độc nặng chủ yếu do điện giải bị mất cân bằng làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
  • Co giật, tím tái: Trong một vài trường hợp, ngộ độc thực phẩm mức độ nặng khiến trẻ sốt cao, sốt kéo dài dẫn đến co giật, tím tái.

Khi trẻ bị ngộ độc, ba mẹ nên quan sát trẻ thật kỹ. Nếu bé có dấu hiệu đi ngoài nhiều lần, nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt vì nếu để tình trạng trở nặng, việc điều trị ngộ độc thức ăn sẽ khó khăn hơn.

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm ở trẻ

Ở trẻ nhỏ, ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra do sức đề kháng của bé còn yếu. Thực phẩm khi không được chế biến đúng cách như nấu chưa kỹ, sơ chế chưa sạch có thể khiến các vi khuẩn còn tồn tại.

Bên cạnh đó, nguồn thức ăn như thế nào cũng là yếu tố then chốt. Nếu thực phẩm bị ô nhiễm, dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng… Hoặc việc vận chuyển không vệ sinh, đồ ăn để lâu gây ôi thiu có thể khiến vi khuẩn sinh sôi.

Ngoài ra, nếu trẻ có chế độ dinh dưỡng kém, khả năng tiêu hóa yếu thì trẻ cũng dễ bị ngộ độc thực phẩm. Do đó, việc chú ý cân chỉnh chế độ ăn uống hợp lý cho bé cực kỳ quan trọng để giúp con có sức đề kháng cao.

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ - Những điều mẹ cần biết để bảo vệ con 3

Hướng dẫn xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ

Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, ba mẹ cần xử trí theo các cách sau:

Gây nôn và xử trí khi trẻ nôn do ngộ độc thực phẩm

  • Trong trường hợp bé không có biểu hiện nôn thì ba mẹ có thể gây nôn cho con để hạn chế độc tố:
  • Đầu tiên kích thích nôn bằng cách dùng tay đã rửa sạch đặt vào lưỡi, ấn nhẹ. Để con nôn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, hãy cho trẻ nằm nghiêng, kê hơi cao phần đầu để không trào ngược chất nôn vào phổi.
  • Nếu trẻ có biểu hiện nôn rồi, ba mẹ không cho con nôn khi con đang nằm ngửa vì dễ gây trào lên phổi. Trong trường hợp chất nôn có trào lên đường thở, ba mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để lấy chất nôn khỏi mũi bé.
  • Khi con đã nôn nên cho con súc miệng bằng nước lọc và nghỉ ngơi.
  • Nếu con đã bị hôn mê, ba mẹ không gây nôn mà cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện gần nhất.

Bù nước và điện giải

Dấu hiệu sớm nhất của ngộ độc là nôn và tiêu chảy, dấu hiệu này khiến bé bị mất nhiều nước và rối loạn điện giải. Ba mẹ nên bù nước và điện giải cho con bằng cách cho con uống dung dịch Oresol. Tuy nhiên nên mua loại pha sẵn và pha đúng liều lượng dược sĩ yêu cầu hoặc pha theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ - Những điều mẹ cần biết để bảo vệ con 4

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định

Nhiều ba mẹ “nóng ruột” khi thấy con nôn ói, tiêu chảy nên hay mua thuốc không kê đơn cho bé hoặc thuốc không rõ nguồn gốc theo dân gian. Tuy nhiên, ba mẹ nên nhớ tuyệt đối không cho bé uống thuốc cầm tiêu chảy nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Bởi cơ chế tiêu chảy là loại bỏ chất độc. Nếu tiêu chảy ngưng, chất độc không thoát ra ngoài sẽ ngấm ngược trở lại vào máu và gây nguy hiểm hơn cho bé.

Bên cạnh đó, nếu bé có sốt cao, ba mẹ có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt theo liều dành cho trẻ em và có hướng dẫn từ dược sĩ. Không nên để bé sốt kéo dài, vì có thể khiến con co giật, tổn thương hệ thần kinh.

Giữ lại mẫu thực phẩm trẻ vừa ăn trong 24 giờ

Các mẫu thực phẩm, nước uống mà trẻ ăn, uống trong 24 giờ là nguyên nhân gây ngộ độc. Việc giữ lại mẫu vật và đưa cho cơ sở y tế sẽ hỗ trợ việc xét nghiệm tìm nguyên nhân và bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị phù hợp.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất

Nếu ngộ độc mức độ nhẹ, trẻ còn tỉnh táo, chỉ đi ngoài 2 – 3 lần rồi thôi thì ba mẹ chỉ cần theo dõi thêm. Nhưng nếu trẻ vẫn cứ nôn ói, tiêu chảy kéo dài hoặc bắt đầu có dấu hiệu nặng hơn thì ba mẹ nên đưa ngay đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Xử trí sau khi điều trị ngộ độc thực phẩm ở trẻ

Sau khi điều trị ngộ độc thức ăn, việc chăm sóc sức khỏe bé cực kỳ quan trọng. Ba mẹ cần lưu ý đến các vấn đề như:

  • Nghỉ ngơi, ăn các món nhẹ bụng, dễ tiêu hóa: Trẻ cần nghỉ ngơi sau thời gian bị ngộ độc, nên cho trẻ ăn các món dễ tiêu như cháo ấm, súp rau củ… Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp sức khỏe đường ruột bé dần hồi phục và tránh bị ngộ độc lần 2 khi sức khỏe còn đang kém.
  • Vệ sinh cá nhân, ăn chín uống sôi: Cho bé tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Khi nấu ăn, ba mẹ cần nấu đồ ăn chín, tránh cho bé ăn đồ sống, tái.
  • Cho bé sử dụng các sản phẩm bổ sung: Khi bị ngộ độc thực phẩm, các vi khuẩn hoặc các chất gây độc đi vào trong đường ruột khiến hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nếu trẻ bị ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn, khi điều trị bằng kháng sinh có thể gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột của trẻ.

Vậy nên ba mẹ có thể sử dụng cho trẻ các sản phẩm men vi sinh như Men vi sinh 10 chủng M’Smarty để bổ sung các lợi khuẩn cho hệ vi sinh đường ruột. Từ đó giúp đường ruột của bé dần dần được hồi phục, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ - Những điều mẹ cần biết để bảo vệ con 5

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Ba mẹ phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ bằng cách áp dụng các biện pháp sau:

  • Ba mẹ cần vệ sinh tay trước và sau khi nấu ăn xong, trẻ cũng cần vệ sinh tay bằng xà phòng trước khi ăn.
  • Ba mẹ cần lựa chọn những thực phẩm và đồ ăn, đồ uống an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Kiểm tra hạn thực phẩm, không dùng thức ăn đã quá hạn sử dụng.
  • Lưu trữ thức ăn đúng cách bằng tủ lạnh (chỉ bảo quản trong thời gian ngắn).
  • Nếu món ăn có mùi vị lạ, ba mẹ không nên cho trẻ tiếp tục ăn.
  • Không cho trẻ ăn các món lạ, chưa rõ nguồn gốc và độ đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Cho bé dùng các sản phẩm men vi sinh như Men vi sinh M’Smarty để cải thiện sức khỏe đường ruột, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Men vi sinh 10 chủng M’Smarty đang được bán phổ biến tại các chuỗi cửa hàng Bibomart, Con cưng, Avakids, SSSMomcare và nhiều nhà thuốc cũng như shop mẹ và bé khác. Phụ huynh cũng có thể rất dễ dàng tìm được sản phẩm chính hãng tại các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiktokshop,..

Ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe thiên thần nhỏ của ba mẹ. Vì thế, hãy chắc chắn ba mẹ đã chuẩn bị cho con một chế độ ăn uống hợp lý, nếu con gặp vấn đề về ngộ độc thức ăn, hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời nhé! 

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *