Nấm lưỡi bản đồ là một cái tên nghe có vẻ xa lạ nhưng lại rất phổ biến đặc biệt ở trẻ em. Đây là một trạng thái viêm lưỡi dạng lành tính. Tuy nhiên nếu không điều trị hợp lý thì tình trạng này sẽ xảy ra liên tục gây khó chịu, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Để tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này và có hướng điều trị dứt điểm, cha mẹ hãy cùng msmarty tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.
Thông tin cần biết về nấm lưỡi bản đồ
Nấm lưỡi bản đồ là gì
Nấm lưỡi bản đồ hay viêm lưỡi bản đồ là một căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Theo các chuyên gia thì đây là một căn bệnh tương đối lành tính và chỉ ảnh hưởng tới phần bề mặt của lưỡi. Phần bề mặt lưỡi thường xuyên xuất hiện các khoảng ban đỏ hoặc các đường viền mỏng có xu hướng gồ lên màu trắng. Khoảng lưỡi này không có nhú lưỡi và có đường viền với hình dạng giống như bản đồ.
Những khoảng lưỡi có dấu hiệu như vậy xuất hiện khá thường xuyên với những vị trí khác nhau. Từ khi xuất hiện đến lúc kết thúc chỉ trong khoảng một thời gian ngắn chưa đến một tuần. Sau đó lại xuất hiện ở những khu vực khác và lan ngày càng rộng ra. Tuy căn bệnh nấm lưỡi bản đồ không tạo ra ảnh hưởng tức thì, nhưng về lâu dài cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến những chứng bệnh khác.
Nguy cơ về nấm lưỡi bản đồ
Nấm lưỡi bản đồ thực chất không phải là một căn bệnh có hại. Tuy nhiên nhiều người sẽ bị nhầm lẫn căn bệnh nấm miệng khác với nấm lưỡi bản đồ. Với những dấu hiệu tương tự nhau, nhiều phụ huynh có thể nhầm lẫn những bệnh nấm lưỡi nguy hiểm khác với nấm lưỡi bản đồ.
Đặc biệt là với trẻ em thì các căn bệnh về lưỡi tương đối phổ biến. Nếu không phân biệt rõ ràng để điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng bệnh biến chứng xấu.
Khả năng lây truyền của bệnh
Nấm lưỡi bản đồ không phải là bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây truyền. Tuy nhiên căn bệnh này lại có thể di truyền giữa các thế hệ trong gia đình. Do đó, đây được xem là một căn bệnh khó điều trị dứt điểm.
Dấu hiệu chẩn đoán trẻ bị nấm lưỡi bản đồ
Các dấu hiệu chẩn đoán trẻ bị nấm lưỡi bản đồ thường là các dấu hiệu lâm sàng. Nấm lưỡi bản đồ ở trẻ sơ sinh và người lớn đều có chung các dấu hiệu sau đây:
- Trên bề mặt lưỡi xuất hiện các vết có hình dáng bất thường, bên trong phẳng, không có các núm vị giác, phần bên trong màu đỏ. Các vết này xuất hiện nhiều ở phần đầu lưỡi và rìa lưỡi.
- Các vết phẳng màu đỏ này xuất hiện thường xuyên. Tự xuất hiện và tự biến mất có chu trình. Mỗi lần xuất hiện là ở các vị trí khác nhau.
- Bệnh nấm miệng ở trẻ không gây nên cảm giác đau nhức hay khó chịu. Một số trường hợp khả quan còn không bị biến đổi vị giác.
- Tuy nhiên, bệnh nấm miệng ở trẻ em có thể đi kèm với triệu chứng nứt lưỡi. Trên bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện các rãnh sâu và gây khó chịu khi ăn uống thức ăn có vị cay nóng. Theo nghiên cứu của các bác sĩ, nứt lưỡi đi kèm theo bệnh lưỡi bản đồ xuất hiện ở khoảng 40% người mắc chứng bệnh này.
Nguyên nhân bé bị nấm lưỡi bản đồ
Trẻ sơ sinh bị nấm miệng là điều thường gặp. Các nguyên nhân gây ra nấm lưỡi bản đồ ở trẻ cũng rất đa dạng như:
- Do trẻ bị dị ứng
- Trẻ bị thiếu sắt, thiếu máu
- Trẻ di truyền bệnh nấm lưỡi bản đồ từ cha mẹ hoặc người có cùng quan hệ huyết thống
- Trẻ ăn hoặc tiếp xúc với các thực phẩm, chất có yếu tố kích thích, gia tăng bệnh nấm bản đồ
Trên thực tế, vẫn chưa có một nhà khoa học hay bác sĩ nào khẳng định được nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này. Ở người trưởng thành, có đến 2% dân số thế giới đang mắc chứng bệnh này. Bởi vì chứng bệnh không nguy hiểm nhưng lại có tính chất lặp lại, gây khó chịu cho trẻ nên cần phải có các giải pháp phòng ngừa hay chữa trị dứt điểm.
Hướng điều trị bệnh hiệu quả và an toàn
Khi trẻ bị nấm lưỡi bản đồ thì phải làm sao? Như đã nêu trên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh và xác định rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm lưỡi bản đồ. Cộng thêm đây là một căn bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nên thường bị nhiều người bỏ qua hoặc chấp nhận chung sống với nó. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ thì đây vẫn là chứng bệnh gây khó chịu, vậy nên dưới đây là một số hướng điều trị bệnh an toàn và hiệu quả cho trẻ cha mẹ có thể tham khảo cho con.
Nên khám bác sĩ trước
Các bác sĩ sẽ khám và căn cứ vào những triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Vậy nên việc đi khám bác sĩ sẽ đảm bảo chẩn đoán đúng bệnh và sớm phát hiện ra những nguy cơ tiềm tàng cho những căn bệnh khác liên quan đến lưỡi.
Nếu cha mẹ chủ quan không đưa trẻ đi khám kịp thời mà mặc nhận là nấm lưỡi bản đồ sẽ dễ bỏ lỡ mất thời gian điều trị bệnh tốt nhất. Một số trường hợp còn gây nên hậu quả khôn lường với các biến chứng xấu. Những căn bệnh thường dễ bị nhầm với bệnh nấm miệng ở trẻ em dạng nấm bản đồ như: Nấm candida, vảy nến, ung thư lưỡi,…
Thuốc trị nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em
Bệnh nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em là một tình trạng lành tính. Bởi vì bệnh này không gây biến chứng nguy hiểm nên hiện nay vẫn chưa có thuốc trị nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em triệt để.
Tuy nhiên, nếu tình trạng nấm miệng ở trẻ có dấu hiệu đau nhức, nứt lưỡi thì có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc bôi chống viêm để điều trị. Một số thuốc phù hợp với bệnh nấm miệng ở trẻ trên 1 tuổi như: gel trị nấm Daktarin Bicarbonate, Nystatin, Miconazole,…
Các thực phẩm nên dùng cho trẻ
Trẻ bị nấm lưỡi bản đồ nhưng không bỏ ăn mà ăn uống bình thường thì cha mẹ cũng không nên chủ quan mà nên quan tâm nhiều hơn đến bữa ăn của trẻ. Đồng thời cần xây dựng một thực đơn ăn uống đủ chất dinh dưỡng và hợp khẩu vị để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ.
Các loại đồ ăn cần phải tránh xa đó là các món cay nóng, các món có nhiều gia vị gây kích thích vị giác mạnh. Hãy cho bé ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin. Nếu trẻ không thích ăn trái cây thì mẹ hãy thử biến tấu bằng cách xay sinh tố nhiều loại quả cho bé uống hàng ngày.
Bổ sung sắt bằng cách cho bé ăn nhiều loại thịt đỏ và các thực phẩm giàu sắt. Những ngày trẻ bị nấm lưỡi bản đồ thì nên cho bé ăn các thức ăn dạng lỏng, nguội để các vết nấm nhanh chóng biến mất và không gây ra khó chịu cho bé.
Cách vệ sinh khoang miệng cho trẻ khi mắc bệnh
Tuy không có biện pháp điều trị nấm lưỡi bản đồ cho trẻ sơ sinh triệt để nhưng vệ sinh để phòng ngừa cũng như hạn chế sự tiến triển của bệnh là điều vô cùng cần thiết. Cha mẹ nên vệ sinh khoang miệng cũng như lưỡi của con theo các cách sau:
- Sử dụng nước muối sinh lý, nước súc miệng dành riêng cho trẻ có chất kháng histamin để vệ sinh khoang miệng và hạn chế vi khuẩn gây nên nấm lưỡi bản đồ và các căn bệnh về răng miệng khác
- Sử dụng các biện pháp vệ sinh với nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như lá trà xanh, lá hẹ, rau ngót để vệ sinh miệng, rơ lưỡi cho trẻ nhỏ. Sử dụng nước cốt của các loại lá này để rơ lưỡi sẽ đem lại hiệu quả làm sạch khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa các căn bệnh khác liên quan đến vi khuẩn tại lưỡi. Để có thể hạn chế bệnh nấm lưỡi bản đồ, các mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ từ 3-4 lần một tuần.
- Với những trẻ lớn hơn có thể để trẻ đánh răng kết hợp với rơ lưỡi để vệ sinh sạch sẽ vị trí bị nấm lưỡi bản đồ.
Để vệ sinh khoang miệng cho trẻ được sạch sẽ, các phụ huynh có thể tham khảo sản phẩm Gạc răng miệng M’Smarty O+ cho trẻ. Đây là sản phẩm được các chuyên gia nha khoa và các bác sĩ bệnh viện nhi tin tưởng giới thiệu. Với các thành phần NaCl, NaHCO3, dịch chiết trà xanh và Xylitol có tác dụng làm sạch, chống nấm và kháng viêm hiệu quả. Sử dụng sản phẩm trong khoảng thời gian trẻ bị nấm lưỡi bản đồ sẽ giúp trẻ đỡ thấy đau rát khó chịu hơn và cũng hỗ trợ trẻ vệ sinh răng miệng được sạch sẽ. Đồng thời sử dụng sản phẩm Gạc răng miệng M’Smarty O+ cũng giúp trẻ giảm các vấn đề về răng miệng như hôi miệng, trắng lưỡi, nấm lưỡi, giảm đau nhức khó chịu khi trẻ mọc răng…
Trên đây là những chia sẻ về bệnh nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em và một số cách điều trị, phòng bệnh hữu hiệu. Nếu cha mẹ còn có thắc mắc về bệnh nấm lưỡi bản đồ ở trẻ hay quan tâm đến sản phẩm Gạc răng miệng M’Smarty O+ hãy liên hệ tới msmarty qua hotline 0907.503.111 hoặc Fanpage M’Smarty – Mẹ thông thái con lớn khôn để được đội ngũ dược sĩ của nhà M’Smarty hỗ trợ nhanh chóng nhất. Hoặc các phụ huynh có thể đặt mua trực tiếp sản phẩm tại các hiệu thuốc trên toàn quốc cũng như các cửa hàng mẹ và bé hay các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada hoặc mua tại Tiktokshop để được nhận nhiều ưu đãi lớn.