Tất tần tật kiến thức về bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm và sức đề kháng còn kém nên sẽ dễ bị lây bệnh. Vậy nên trong thời điểm dịch tay chân miệng vẫn đang bùng phát hiện nay, nhiều cha mẹ rất lo lắng Liệu trẻ sơ sinh có bị tay chân miệng hay không? Liệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm? Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh có dễ điều trị không, có để lại hậu quả gì không? Để trả lời những câu hỏi này, msmarty sẽ mang đến cho cha mẹ những thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tất tần tật kiến thức về bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh 1

Bệnh tay chân miệng hay HHFMD (Hand, foot and mouth disease) là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Sở dĩ bệnh gọi là tay chân miệng là do khi nhiễm bệnh, các nốt loét nước đặc trưng thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc miệng trẻ.

Các ca bệnh tay chân miệng thường nhẹ và hay gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Dù trẻ khi lớn lên có thể hình thành kháng thể sau khi nhiễm bệnh nhưng bệnh tay chân miệng vẫn có khả năng xuất hiện ở thanh thiếu niên và người lớn.

Vậy trẻ sơ sinh có bị tay chân miệng không?

Câu trả lời là có, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh có thể do hai nguyên nhân chính. Nguyên nhân đầu tiên là khi người mẹ mang thai bị tay chân miệng trong thời gian ngắn và truyền virus cho bé. Với trường hợp này, hầu hết trẻ chỉ có biểu hiện nhẹ do vẫn thừa hưởng kháng thể của mẹ. Tuy nhiên, một số trẻ dưới 1 tuổi cũng có biểu hiện hoặc diễn biến nặng do kháng thể mẹ truyền qua không đủ.

Tất tần tật kiến thức về bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh 3

Nguyên nhân thứ hai gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh là do người gần gũi bé vô tình lây virus sang bé thông qua tiếp xúc gần như ôm, hôn. Một số họ hàng khi thăm trẻ sơ sinh không rửa tay, vệ sinh sạch sẽ đã ghé thăm cháu, ôm hôn, khiến trẻ có nguy cơ mắc virus từ môi trường. Hoặc gia đình có bé lớn đi học bị lây tay chân miệng từ bạn cùng trường cùng lớp về nhà tiếp xúc với em nhỏ gây lây tay chân miệng cho em bé sơ sinh.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh ở giai đoạn đầu thường rất dễ nhầm lẫn với cảm sốt thông thường. Do đó, ba mẹ nên quan sát con thường xuyên, nếu bé có một trong những dấu hiệu sau thì nguy cơ mắc tay chân miệng rất cao.

Xuất hiện các đốm đỏ ở miệng

Những đốm đỏ ở niêm mạc miệng, trên lưỡi là dấu hiệu bệnh ở trẻ mà ba mẹ rất dễ nhận biết. Các đốm đỏ này sẽ dần chuyển thành mụn nước, kích thước mụn lớn và có màu vàng xám, viền đỏ. Những nốt mụn này sẽ khiến trẻ rất khó chịu nên không ít trẻ quấy khóc và bỏ bú.

Tay và chân bé có đốm đỏ

Ngoài các đốm đỏ ở lưỡi, tại tay và chân bé cũng xuất hiện các đốm đỏ. Những đốm đỏ ở tay và chân sẽ khiến bé bị ngứa, đau hoặc rát. Càng để lâu, nốt mụn sẽ dần chuyển thành mụn nước và có nhân màu xám ở giữa.

Ở một số trẻ, tình trạng đốm đỏ ở tay và chân có thể không xuất hiện mà con chỉ quấy khóc, sốt khiến cha mẹ không nghĩ ra đây cũng là biểu hiện tay chân miệng ở trẻ sơ sinh.

Mụn nước

Các mụn nước xuất hiện trên tay chân, khoang miệng, thậm chí là mông bé phát triển từ những đốm đỏ nhỏ, các mụn nước này sẽ xen kẽ với các đốm đỏ. Nhiều cha mẹ nghĩ là chọc vỡ mụn nước thì sẽ nhanh khỏi bệnh, tuy nhiên việc này dễ khiến mụn nước bị bội nhiễm, lây lan ra các vị trí bên cạnh hoặc các vị trí dịch trong nốt mụn bắn vào. Vậy nên cha mẹ tuyệt đối không chọc vỡ các nốt mụn nước, các nốt này sẽ tự khỏi và không gây nhiễm trùng.

Sốt và mệt mỏi

Tất tần tật kiến thức về bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh 4

Tình trạng sốt do tay chân miệng không hiếm, hầu hết trường hợp sốt sẽ kéo theo bé bỏ bú, hay quấy khóc hoặc bé mệt mỏi, lờ đờ. Tùy theo tình trạng sốt nặng hoặc nhẹ mà ba mẹ có cách xử trí khác nhau.

Nếu trẻ sốt nhẹ và không kéo dài, sau khoảng 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, sức khỏe của con sẽ hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, trong trường hợp con sốt cao (trên 38,5 độ C) có kèm co giật, khó thở, tim đập nhanh… thì ba mẹ nên đưa con nhập viện ngay lập tức.

Có tổn thương, đau rát răng miệng

Chứng loét miệng trong tay chân miệng thường gồm nhiều vết loét xung quanh nhau. Những vết loét này xuất phát từ nốt mụn nước trước đó, khi chúng vỡ sẽ gây loét. Ba mẹ cần đặc biệt chú ý chăm sóc các vết loét cẩn thận với chất khử khuẩn vì nếu nhiễm trùng, bé sẽ dễ mắc thêm các bệnh khác.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật kiến thức về bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh 8

Trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày, các nốt đỏ và mụn nước sẽ khiến trẻ sơ sinh thấy đau, khó chịu và quấy khóc, cha mẹ nên có cách chăm sóc phù hợp để trẻ thấy dễ chịu hơn trong những ngày này:

  • Mua dự phòng thuốc hạ sốt và giảm đau Paracetamol hoặc Ibuprofen để sử dụng cho trẻ khi trẻ sốt trên 38oC, cần hỏi kỹ càng liều dùng từ dược sĩ và bác sĩ cho phù hợp với độ tuổi của trẻ. Có thể kết hợp lau người và đắp khăn mát để trẻ nhanh chóng giảm được nhiệt độ cơ thể.
  • Trẻ có thể sẽ khó chịu và bú ít hơn nên mẹ có thể tăng cữ bú để đảm bảo trẻ không bị đói và được cung cấp đủ nước. Với trẻ bú mẹ thì mẹ có thể cho trẻ tiếp tục bú bình thường vì những mụn nước ở miệng bé sẽ không lây qua núm vú khiến mẹ mắc bệnh. Với trẻ uống sữa công thức thì mẹ nên bổ sung thêm nước cho bé.
  • Bên cạnh sốt, trẻ có thể sẽ nôn ói, hay tiêu chảy gây mất nước nên cha mẹ hãy cố gắng bổ sung thêm nước cho trẻ. Tránh để trẻ bị mất nước do có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
  • Để giảm cơn đau từ các mụn nước trong miệng trẻ, cha mẹ có thể hỏi ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ để sử dụng 1 số loại gel giảm đau dành cho trẻ sơ sinh. Hoặc cha mẹ có thể sử dụng gạc rơ lưỡi chấm nhẹ nhàng ở các vị trí trong miệng bé để giảm đau, kháng khuẩn.
  • Với các nốt tại tay, chân, mông… cha mẹ cần lau rửa thật nhẹ nhàng khi tắm cho bé và cẩn thận không làm vỡ các mụn nước trên da của bé tránh bội nhiễm hay nhiễm trùng. Không nên kiêng tắm rửa cho bé.
  • Cần đảm bảo vệ sinh cho trẻ, đồng thời vệ sinh và sát khuẩn các vật dụng cá nhân như quần áo, chăn gối, bình sữa… sạch sẽ để trẻ nhanh khỏi.

Những trường hợp cần đưa trẻ đến cơ sở y tế

Tất tần tật kiến thức về bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh 5

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh là bệnh thể nhẹ, có thể điều trị tại nhà theo phác đồ của bác sĩ. Do đó, khi phát hiện bệnh, cha mẹ có thể điều trị các triệu chứng tại nhà và theo dõi trẻ, nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như dưới đây thì nên đưa trẻ đến bệnh viện nhanh chóng:

  • Trẻ không đáp ứng với thuốc hạ sốt, sốt cao trên 38,5 độ C và kéo dài hơn 48 giờ, trẻ sốt và bị co giật;
  • Trẻ dễ giật mình, khóc la, quấy khóc dai dẳng;
  • Có dấu hiệu tim đập nhanh, thở khò khè hoặc khó thở;
  • Trẻ lừ đừ và uể oải;
  • Trẻ nôn mửa và tiêu chảy nhiều;
  • Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức;
  • Trẻ tiểu ít, nước tiểu màu vàng đậm…

Phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh có thể phòng tránh khi cha mẹ thực hiện các biện pháp dưới đây:

Rửa tay sạch sẽ

Tất tần tật kiến thức về bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh 7

Cha mẹ nên rửa tay thật sạch với xà phòng, thay quần áo sau khi đi làm hoặc đi ra ngoài đường về. Cách này sẽ hạn chế tối đa virus tay chân miệng hoặc các bệnh khác từ môi trường bên ngoài vào ảnh hưởng đến trẻ.

Trước khi ôm hay tiếp xúc với con, cha mẹ hay người thân quen cần rửa tay thật sạch sẽ. Chỉ có giữ gìn cơ thể sạch sẽ, trẻ mới tránh được nguồn lây từ môi trường bên ngoài. Tránh hôn trẻ hoặc vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi hôn trẻ bởi miệng là vị trí mang nhiều vi khuẩn dễ lây sang cho trẻ.

Làm sạch môi trường xung quanh

Nhà ở, phòng ngủ của bé cũng cần được vệ sinh thường xuyên. Ba mẹ cần vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trẻ thường xuyên sử dụng như chăn gối, đồ chơi, bàn ghế, giường ngủ, tay nắm cửa… Dùng nước xà phòng, nước khử khuẩn dành riêng cho trẻ em sẽ giúp tạo không gian sinh hoạt sạch cho con.

Tránh tiếp xúc gần với bệnh nhi khác

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh thường bắt nguồn từ các nguồn lây bên ngoài. Nhiều trẻ mắc do cha mẹ đưa con đi tiêm ngừa hoặc khám định kỳ vô tình tiếp xúc với dịch tiết chứa virus từ bệnh nhi khác. Do đó, nếu không có việc bắt buộc thì cha mẹ không nên đưa con đi ra môi trường bệnh viện, phòng khám thường xuyên.

Bên cạnh đó, trẻ có thể bị lây bệnh từ anh chị em trong gia đình. Vậy nên nếu trong nhà có bé lớn đang đi học thì cha mẹ nên cho bé vệ sinh và rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với em bé. Nếu bé lớn có dấu hiệu bị tay chân miệng thì cha mẹ nên cách ly với em bé để tránh bị lây bệnh.

Vệ sinh cá nhân cho bé

Tất tần tật kiến thức về bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh 2

Việc vệ sinh cá nhân cho bé cũng cực kỳ quan trọng. Ngoài tắm rửa, ba mẹ cũng nên vệ sinh răng miệng cho con kỹ càng. Ở trẻ sơ sinh, con chưa sử dụng được bàn chải đánh răng. Do đó, ba mẹ nên vệ sinh răng miệng con bằng gạc rơ lưỡi.

Gạc rơ lưỡi M’Smarty O+ với 4 thành phần NaCl, NaHCO3, Xilytol, Dịch chiết trà xanh giúp kháng khuẩn, kháng nấm, giảm nguy cơ gặp các bệnh về răng miệng và tay chân miệng. Đặc biệt, sản phẩm có cách dùng đơn giản, cha mẹ có thể sử dụng theo 2 bước sau:

Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ, xỏ ngón tay vào miếng gạc.

Bước 2: Nhẹ nhàng mở miệng trẻ, lau nhẹ lưỡi, nướu, răng (nếu có) và hai bên má trong của con.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh là bệnh có thể dễ dàng điều trị tại nhà mà không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nếu cha mẹ phát hiện sớm và chăm sóc trẻ đúng cách. Để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ hãy sử dụng cho con Gạc răng miệng M’Smarty để vệ sinh răng miệng sạch sẽ, và có thể kết hợp cả bộ đôi Vitamin D3K2 và Men vi sinh 10 chủng M’Smarty để tăng sức đề kháng, giúp trẻ chống lại được các bệnh truyền nhiễm hiệu quả.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *