Các bệnh về lưỡi ở trẻ em mà mẹ cần biết

Trẻ nhỏ thường mắc rất nhiều bệnh khác nhau, trong đó các bệnh về lưỡi ở trẻ là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm. Các bệnh về lưỡi ở trẻ có nhiều mức độ khác nhau, nhưng đa số đều mang đến cảm giác khó chịu, đau rát. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, msmarty sẽ đưa ra những thông tin cần thiết để mẹ có thể tham khảo và điều trị cho bé.

Các bệnh về lưỡi phổ biến ở trẻ em

Bệnh viêm lưỡi bản đồ

Các bệnh về lưỡi ở trẻ em mà mẹ cần biết 1

Viêm lưỡi bản đồ là tình trạng trẻ bị rối loạn lành tính. Bề mặt lưỡi của trẻ sẽ xuất hiện những đám đỏ trắng ở bề mặt lưỡi và trông giống như hình bản đồ. Sau khi lan ra khắp lưỡi, chúng thường nhanh lành lại ở một khu vực và lan ra phần khác của lưỡi.

Thông thường viêm lưỡi bản đồ bắt đầu từ khi còn nhỏ và kéo dài đến suốt đời. Dù không gây nguy hiểm nhưng nó sẽ gây cảm giác khó chịu và tăng sự nhạy cảm của lưỡi đối với một số chất mà bé tiếp xúc.

Nếu mẹ nhận thấy những dấu hiệu sau thì có thể bé đã bị viêm lưỡi bản đồ:

  • Có những vết đỏ hình dạng bất thường ở phần đầu lưỡi và rìa lưỡi. Chúng thay đổi vị trí thường xuyên.
  • Xuất hiện tình trạng lưỡi nứt ở những rãnh sâu trên bề mặt của lưỡi.
  • Bé có cảm giác khó chịu khi ăn các đồ cay, nóng, mặn, chua…. Khi ăn những món ăn bình thường khác không bị ảnh hưởng tới vị giác.

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho viêm lưỡi bản đồ. Mẹ chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ lưỡi miệng bằng nước muối sinh lý, khám răng miệng định kỳ, dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Ăn uống các thực phẩm giàu vitamin, đồ nguội để bé đỡ đau và nhanh chóng hồi phục.

Viêm lưỡi bệnh lý ở trẻ

Các bệnh về lưỡi ở trẻ em mà mẹ cần biết 2

Viêm lưỡi bệnh lý là một căn bệnh về lưỡi ở trẻ thường gặp. bệnh này xuất phát từ việc nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và thiếu hụt vitamin, sắt… Viêm lưỡi bệnh lý còn có thể do các bệnh về da như: lichen phẳng, apto gây ra. Cụ thể:

  • Bé bị phản ứng dị ứng với thuốc và thực phẩm dẫn đến ảnh hưởng nhú và các mô cơ của lưỡi
  • Hệ thống miễn dịch bị tấn công do virus gây mụn rộp gây ra.
  • Bé không đủ sắt trong máu dẫn đến mức myoglobin thấp.

Một số biểu hiện để mẹ nhận biết viêm lưỡi bệnh lý:

  • Khi bị viêm lưỡi bệnh lý phần lưỡi của bé sẽ bị đỏ, sưng to, có mụn rộp, lưỡi bị nứt kẽ
  • Phần lưỡi trở nên nhạy cảm và tạo cảm giác đau.
  • Màu lưỡi nhợt nhạt, có thể đau hoặc không.
  • Ăn uống và nói chuyện khó khăn.
  • Nhú trên bề mặt lưỡi bị mất.

Có 3 loại viêm lưỡi bệnh lý cơ bản là:

  • Viêm lưỡi cấp tính: Bé bị dị ứng và có các triệu chứng nghiêm trọng khác, tình trạng này xuất hiện một cách đột ngột.
  • Viêm lưỡi mãn tính: Tình trạng viêm lưỡi tái phát liên tục, đây cũng được xem như cảnh báo cho sức khỏe của bé
  • Viêm lưỡi Hunter: Bề mặt lưỡi mỏng đi, có sự thay đổi về màu sắc và kết cấu của bệnh.

Khi bị viêm lưỡi bệnh lý cần điều trị tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc nếu đã nhiễm trùng. Thuốc sẽ giúp kháng virus, kháng nấm và bổ sung thêm cả vitamin nếu cần thiết.

Viêm lưỡi di trú

Viêm lưỡi di trú là tình trạng bề mặt lưỡi bị đổi màu, lớp trên của phần da lưỡi không được thay thế hoặc bị bong tróc làm lộ vùng đỏ như vết trầy xước.

Nguyên nhân của viêm lưỡi di trú có thể do di truyền hoặc các yếu tố tác động đến nên lưỡi bị tổn thương. Ngoài ra, một số bệnh lý như: Vảy nến, thiếu hụt vitamin, dị ứng cũng có thể dẫn đến viêm lưỡi di trú.

Khi bị mắc bệnh viêm lưỡi di trú cấp tính bé sẽ xuất hiện tình trạng da khô dạng loét trên mặt lưng của lưỡi, thân lưỡi hoặc sàn miệng

Viêm lưỡi di trú được đánh giá là căn bệnh không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi. Song trong quá trình điều trị sẽ dẫn đến nhiều phiền toái khiến bé khó chịu và đau đớn.

Cha mẹ có thể phòng ngừa bệnh cho bé bằng cách không cho ăn thực phẩm có vị cay, đắng và có chứa axit; không cho bé dùng kem đánh răng chứa nhiều hóa chất làm sạch răng.

Loét lưỡi apthae ở trẻ hay nhiệt miệng

Các bệnh về lưỡi ở trẻ em mà mẹ cần biết 3

Loét lưỡi apthae ở trẻ là những tổn tưởng trên bề mặt lưỡi. Những vết loét nhỏ và nông trên bề mặt lưỡi gây đau rát, khiến bé ăn uống chậm hơn. Đây là bệnh lành tính và có thể tự khỏi. Nếu như vết loét lớn dần và lâu lành thì cần được thăm khám bởi bác sĩ.

Mẹ lưu ý những biểu hiện sau đây của miệng để phát hiện tình trạng nhiệt miệng ở trẻ:

  • Những vết loét ở bề mặt lưỡi có hình tròn, màu trắng. Vị trí xuất hiện có thể ở mặt trong của má, bề mặt nướu hoặc vòm họng.
  • Bé có thể sẽ có cảm giác nóng, ngứa râm ran trước khi vết loét xuất hiện.

Dù là bệnh lý không nguy hiểm nhưng nếu vết loét lan rộng và to, lâu khỏi. Bé bị đau khi ăn và có kèm theo triệu chứng sốt cao. Bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra tình trạng loét lưỡi apthae:

  • Kem đánh răng của trẻ có chứa muối lauryl sulfate
  • Bé ăn phải các thực phẩm quá cay hoặc quá chua.
  • Bé bị thiếu hụt vitamin B12, kẽm, sắt, acid folic.
  • Bé bị phản ứng với vi khuẩn bất kỳ trong miệng.

Khi bé bị loét lưỡi mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý. Cân bằng lại chế độ ăn cho con và đưa con đến bệnh viện khi có các dấu hiệu trở nặng của bệnh.

Bệnh trắng lưỡi

Các bệnh về lưỡi ở trẻ em mà mẹ cần biết 4

Trong quá trình vệ sinh răng miệng cho bé nếu mẹ thấy một lớp phủ màu trắng trên lưỡi thì có thể đó là lớp cặn sữa đóng lại lâu ngày tạo thành 1 lớp màu trắng gây nên hiện tượng trắng lưỡi ở trẻ.

Hiện tượng này không quá nguy hiểm nếu xử lý kịp thời. Tuy nhiên, khi để tình trạng này kéo dài sẽ dễ dẫn đến biếng ăn ở trẻ do lớp cặn sữa dày, trẻ không cảm nhận được vị của sữa hay thức ăn đưa vào. Nếu để lâu có thể khiến vi khuẩn xâm nhập gây nấm lưỡi ở trẻ

Trong các bệnh về lưỡi ở trẻ thì trắng lưỡi là bệnh rất thường gặp và có thể điều trị nhanh chóng nhờ vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Nhất là với những trẻ sử dụng sữa ông thức bởi sữa công thức sẽ dễ gây trắng lưỡi hơn sữa mẹ. Khi được vệ sinh sạch sẽ, tình trạng trắng lưỡi của trẻ sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Bệnh tưa lưỡi hay nấm lưỡi

Tưa lưỡi hay nấm lưỡi là một bệnh nhiễm trùng nấm do sự phát triển quá mức của nấm Candida. Vết nấm màu trắng trên lưỡi của trẻ và rất khó vệ sinh sạch sẽ, đồng thời nó có thể lan ra một số bộ phận của miệng như môi, lưỡi, bên trong má…

Đây là một bệnh về lưỡi khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và rất dễ điều trị. Phụ huynh có thể sử dụng các loại thuốc chống nấm để bôi trực tiếp lên các mảng trắng ở lưỡi, môi, bên trong má… và vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ vết nấm nhanh nhất.

Nấm lưỡi là bệnh rất dễ điều trị, tuy nhiên nếu không phát hiện sớm có thể khiến nấm phát triển dày đặc khiến bé mất vị giác dẫn đến lười bú, bỏ bú, đau đớn và quấy khóc. Để lâu dài có thể khiến nấm đi vào phổi hay dạ dày rất nguy hiểm cho trẻ vậy nên cha mẹ cần điều trị sớm cho trẻ.

Các biện pháp phòng ngừa các bệnh về lưỡi ở trẻ em

Lưỡi là bộ phận quan trọng trong cơ thể, khi bị tổn thương sẽ gây khó khăn trong quá trình ăn uống khiến bé không thể phát triển toàn diện. Dưới đây là một số cách phòng ngừa các bệnh về lưỡi ở trẻ em mà mẹ cần biết.

Vệ sinh miệng sạch sẽ để giảm nguy cơ mắc các bệnh về lưỡi ở trẻ

Những điều cần biết khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong 6

Để phòng ngừa các bệnh về lưỡi ở trẻ, điều quan trọng nhất là cần vệ sinh khoang miệng của bé thật sạch sẽ. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi, việc vệ sinh miệng sẽ được thực hiện bằng cách rơ lưỡi. Khi rơ lưỡi mẹ cần đảm bảo những điều sau đây:

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi rơ lưỡi
  • Không sử dụng trực tiếp tay để rơ lưỡi cho bé mà dùng gạc răng miệng. Gạc răng miệng M’Smarty O+ là sản phẩm được sử dụng phổ biến để làm sạch nướu và răng miệng cho trẻ từ sơ sinh. Đồng thời các thành phần trong Gạc răng miệng M’Smarty O+ cũng giúp kháng nấm, giảm viêm nhiễm cho bé. Cha mẹ hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử dụng cho trẻ.
  • Mẹ nên thực hiện việc rơ lưỡi hàng ngày cho con để tăng cường sức khỏe răng miệng.

Đối với trẻ đã có thể dùng bàn chải đánh răng, mẹ nên dùng bàn chải mềm, kem đánh răng an toàn cho trẻ không chứa các chất phụ gia. Hướng dẫn con đánh răng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất

Các bệnh về lưỡi ở trẻ em mà mẹ cần biết 5

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng để phòng ngừa các bệnh về lưỡi ở trẻ em. Khi bé còn bú sữa mẹ, mẹ không nên ăn đồ cay nóng hoặc các thực phẩm dễ gây dị ứng. Điều này sẽ hạn chế việc bé bị dị ứng thông qua sữa mẹ và dẫn đến các bệnh về lưỡi.

Đối với trẻ lớn hơn mẹ nhớ bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, khoáng chất vào khẩu phần ăn hàng ngày của con. Hạn chế cho con ăn đồ cay, nóng, đồ uống có gas. Bổ sung vitamin và các chất cần thiết để con khỏe mạnh.

Trên đây là một số bệnh về lưỡi ở trẻ em mà các phụ huynh cần lưu ý. Hãy bảo vệ sức khỏe của con ngay hôm nay bằng việc áp dụng chế độ ăn uống lạnh mạnh và vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ. Khi có bất cứ vấn đề gì cần giải đáp về các vấn đề sức khỏe ở trẻ, cha mẹ có thể liên hệ với msmarty để được hỗ trợ kịp thời nhất.

Hiện nay nhãn hàng M’Smarty đã cho ra mắt Combo sơ sinh độc quyền với 3 sản phẩm không thể thiếu với trẻ bao gồm:

  • Men vi sinh 10 chủng Ý M’Smarty giải quyết các bệnh về đường tiêu hóa của trẻ, hỗ trợ giảm biếng ăn, tăng sức đề kháng.
  • Vitamin D3K2 M’Smarty giúp trẻ ngủ sâu giấc, hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ, giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.
  • Gạc răng miệng M’Smarty O+ giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh các bệnh về răng miệng và các bệnh về lưỡi ở trẻ.

Khi mua Combo sẽ được tặng kèm 1 Nước tắm thảo dược Borub giúp giữ ẩm, giảm các tình trạng mụn ngứa, rôm sảy ở trẻ

Đặc biệt, khi mua Combo sơ sinh độc quyền từ nhà M’Smarty, cha mẹ cũng sẽ đóng góp 5.000đ vào quỹ “Trung thu cho em” để mang đến những phần quà cho các bé tại bệnh viện nhi dịp Trung thu này.

Combo hiện đã lên kệ tại các nhà thuốc, các hệ thống mẹ và bé lớn trên toàn quốc và trên các sản thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiktok, Berberia. Chương trình sẽ kết thúc và ngày 30/9 nên cha mẹ hãy nhanh tay sắm cho trẻ combo siêu tiện lợi này để vừa chăm sóc bé toàn diện vừa tham gia chương trình vô cùng ý nghĩa nhà M’Smarty nhé.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *