Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng như sốt, đau họng và xuất hiện các mụn nước chủ yếu ở tay, chân và miệng. Căn bệnh nay xuất hiện quanh năm, nhưng số ca mắc thường có xu hướng gia tăng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Bệnh tay chân miệng thường nhẹ và sẽ hết sau vài ngày, tuy nhiên trong 1 số trường hợp cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm có thể gây tử vong. Trong bài viết này msmarty sẽ mang tới các thông tin đầy đủ về bệnh và những hướng xử lý đúng cách để cha mẹ có thể chăm sóc con khi bị bệnh.
Bệnh tay chân miệng (HFMD) là gì?
Tay chân miệng (HFMD – Hand, foot and mouth disease) là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể lây từ người sang người, dẫn đến phát triển thành dịch bệnh do virus đường ruột gây ra. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, hình thành các mụn nước trên da và niêm mạc, đặc biệt tập trung ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối.
Hầu hết các ca bệnh tay chân miệng đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bệnh diễn biến nhanh, nặng, chỉ nửa ngày đã chuyển sang cấp độ nặng hơn, làm tăng nguy cơ suy hô hấp và biến chứng. Chính vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi trẻ mắc bệnh.
Nguyên nhân và đường lây truyền bệnh tay chân miệng
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột gây nên, thường gặp nhất là Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71) thường gây dịch hay gây ra hàng loạt ca bệnh. Coxsackievirus A16 sẽ thường gặp và gây các triệu chứng nhẹ, thường tự khỏi và ít gặp các biến chứng. Những trường hợp biến chứng nặng, nguy hiểm, có thể gây tử vong thường do Enterovirus 71.
Ngoài ra cũng có một số tác nhân khác gây bệnh nhưng không thành dịch như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5).
Đường lây truyền
Sự lây truyền bệnh tay chân miệng ở trẻ chủ yếu xảy ra qua đường tiêu hóa qua nước bọt, mụn nước và phân của trẻ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, các yếu tố như trẻ em đến trường, nhà trẻ, công viên… những nơi trẻ em tiếp xúc được coi là yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, khiến dịch bệnh dễ bùng phát hơn.
Trẻ bị nhiễm bệnh có thể truyền vi-rút trong tuần đầu tiên (giai đoạn ủ bệnh). Tuy nhiên, thời gian lây nhiễm có thể kéo dài vài tuần vì virus vẫn tồn tại trong phân và nước bọt.
Khi những trẻ khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với trẻ đang ủ bệnh trong lớp học hoặc tại nhà, khu vui chơi…. Chúng có thể hít hoặc nuốt dịch tiết và nước bọt khi chia sẻ thức ăn, ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Hoặc có thể tiếp xúc với dịch từ mụn nước và phân của trẻ mắc bệnh. Từ đó bị lây bệnh tay chân miệng.
Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày, lúc này trẻ chưa có các triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên trong giai đoạn này trẻ vẫn có thể lây bệnh cho những người tiếp xúc với các dịch tiết.
Giai đoạn khởi phát
Bệnh khởi phát trong vòng 1 đến 2 ngày và có biểu hiện hội chứng nhiễm siêu vi chung như sốt vừa và cao, mệt mỏi, uể oải, chán ăn, tiêu chảy. Dấu hiệu tay chân miệng chưa rõ ràng trong giai đoạn này.
Giai đoạn phát bệnh (giai đoạn toàn phát)
Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 3 đến 10 ngày, lúc này các triệu chứng điển hình của bệnh sẽ biểu hiện rõ hơn. Trẻ sẽ xuất hiện các vết loét đỏ hay bóng nước đường kính 2 – 3 mm ở niêm mạc miệng, niêm mạc má, nướu, lưỡi. Dẫn đến đau đớn cản trở việc ăn uống hoặc bú sữa. Bóng nước cũng sẽ xuất hiện ở các vị trí khác như: Lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông có kích thước 2 – 10mm. Khi bóng nước vỡ sẽ khiến trẻ đau, khi khô sẽ để lại vết thâm da, tuy nhiên sẽ hiếm khi xảy ra loét hoặc bội nhiễm.
Các triệu chứng khác bao gồm tăng tiết nước bọt, sốt nhẹ và nôn mửa. Nếu bị sốt cao, điều quan trọng là phải cảnh giác với các biến chứng tiềm ẩn có thể phát sinh.
Giai đoạn phục hồi
Giai đoạn thuyên giảm các triệu chứng tay chân miệng thường xảy ra sau 3 đến 5 ngày, trong khoảng thời gian này trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà
Trên 90% trường hợp trẻ sẽ tự khỏi chỉ cần điều trị tại nhà. Các phương pháp được khuyến cáo gồm:
Về dinh dưỡng:
Khi nói đến chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ, điều quan trọng là phải đảm bảo trẻ nhận được dinh dưỡng hợp lý và đủ nước.
Đối với trẻ bú mẹ, việc tăng tần suất bú mẹ trong ngày là điều cần thiết.
Đối với trẻ lớn hơn, điều quan trọng là tránh những thực phẩm có thể gây khó chịu cho miệng, chẳng hạn như thức ăn nóng hoặc đặc hoặc nhiều gia vị gây kích thích. Thay vào đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn những món loãng, nguội, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa, sữa hạt hoặc súp đậu. Nếu trẻ không chịu ăn, tốt nhất không nên ép trẻ mà thay vào đó hãy cho trẻ uống sữa.
Điều quan trọng là phải bổ sung trái cây và rau quả giàu vitamin và khoáng chất, nhất là tăng cường các món ăn và thức uống chứa Vitamin C để trẻ tăng sức đề kháng tự nhiên.
Về thuốc điều trị:
Với bệnh tay chân miệng thì sẽ không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng và chống vi khuẩn cơ hội.
Thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol là thuốc đầu tay, đều quan trọng là dùng đúng liều lượng khuyến cáo 10-15mg/kg từ 4 – 6 giờ mới được uống liều tiếp theo. Tránh dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ. Đồng thời cho trẻ uống thêm oresol để bù điện giải.
Nếu trẻ bị loét miệng, nên bổ sung thêm Vitamin C và kẽm để nhanh lành vết loét, dùng dung dịch glycerin borat lau sạch miệng trước và sau ăn.
Về vệ sinh thân thể
Để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, điều quan trọng là cha mẹ phải giữ cho làn da của bé sạch sẽ. Cha mẹ có thể tắm cho bé bằng nước có pha chất sát trùng nhẹ như lá trà xanh hoặc nước muối loãng 0.9%. Sau khi tắm lấy khăn khô chạm lên da tránh việc chà sát mạnh.
Cần vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bé. Có thể sử dụng Gạc răng miệng M’Smarty O+ có tẩm sẵn dịch chiết trà xanh, NaCl, NaHCO3, Xylitol để vệ sinh răng miệng, kháng khuẩn, làm dịu vết loét giúp bé bớt đau và có thể ăn uống dễ dàng hơn.
Dấu hiệu trở nặng của bệnh tay chân miệng
Đối với trẻ đang trong thời gian điều trị tại nhà các mẹ phải hết sức lưu ý các tình trạng sau để nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất:
Sốt cao kéo dài:
Khi mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường bị sốt. Tuy nhiên, nếu khi trẻ bị sốt cao và không thuyên giảm với thuốc hạ sốt đường uống hoặc đường hậu môn thì nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức.
Khóc quá nhiều:
Trẻ có thể biểu hiện những cơn khóc kéo dài, thậm chí suốt đêm không ngủ. Trẻ có thể ngủ khoảng 15-20 phút, sau đó thức dậy và khóc trong khoảng thời gian tương tự trước khi quay lại giấc ngủ. Mặc dù nhiều bậc cha mẹ cho rằng hành vi này là do vết loét trong miệng nhưng thực tế nó có thể do nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn đầu.
Phản xạ giật mình:
Đây là dấu hiệu đáng chú ý của nhiễm độc thần kinh. Điều quan trọng là phải cảnh giác khi phát hiện triệu chứng này, ngay cả trong giờ chơi của con bạn và quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
Cách phòng ngừa để tránh bệnh tay chân miệng
Để phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ cần tăng cường sức đề kháng và giữ vệ sinh sạch sẽ cá nhân là chính, gồm những biện pháp đơn giản như:
- Cho trẻ ăn đủ bữa (3-5 bữa trong ngày), đủ dinh dưỡng (bột, đạm, dầu, rau).
- Đồ chơi và muỗng, chén của trẻ phải rửa sạch mỗi ngày và không nên chơi chung, ăn chung với những trẻ có bệnh…
- Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ
- Rửa sạch các dụng cụ, đồ chơi, tay nắm cửa, vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh lớp học.
- Khi ở trường bùng phát dịch bệnh có thể để trẻ nghỉ ở nhà để hạn chế tiếp xúc với những trẻ đang mắc bệnh.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày mà không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ phải nhanh chóng đưa con đi khám ngay khi có biểu hiện bất thường.
Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, các nốt và vết loét ở miệng sẽ khiến trẻ không thoải mái và đau đớn. Lúc này cha mẹ có thể cho bé dùng sản phẩm Gạc răng miệng M’Smarty để vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho trẻ và cũng để trẻ cảm thấy bớt đau đớn, ăn uống nhẹ nhàng hơn. Để biết thêm các thông tin chi tiết về sản phẩm, cha mẹ có thể liên hệ tới fanpage M’Smarty – Mẹ thông thái con lớn khôn để được hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng nhất.