Cách trị trắng lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và các phương pháp giảm nguy cơ bị trắng lưỡi ở trẻ

Trắng lưỡi là hiện tượng thường gặp ở cả trẻ sơ sinh và cả những trẻ lớn hơn. Khi con gặp tình trạng này sẽ khiến các phụ huynh thấy rất băn khoăn, lo lắng không biết nguyên nhân là gì và làm thế nào để khắc phục hiệu quả. Cha mẹ hãy cùng msmarty tìm hiểu về các nguyên nhân, cũng như một số cách trị trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh cho trẻ hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân dẫn đến trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh

Cách trị trắng lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và các phương pháp giảm nguy cơ trẻ bị trắng lưỡi

Thông thường, có 2 nguyên nhân dẫn tới trẻ bị trắng lưỡi là do nấm lưỡi (hay bị tưa miệng) hoặc do cặn sữa còn sót lại.

Trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi do tưa lưỡi

Tưa lưỡi hay nấm lưỡi là một trong những nguyên nhân dẫn đến trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh. Trẻ bị tưa lưỡi là do hệ thống miễn dịch của trẻ phát triển chưa đủ mạnh để chống lại sự phát triển của nấm Candida, khiến môi trường trong khoang miệng bé bị mất cân bằng tạo điều kiện cho nấm men dễ dàng phát triển. Trẻ có thể bị lây nấm từ đầu ti mẹ khi bú hoặc do khi mang thai mẹ bị viêm nhiễm đường âm đạo do nấm Candida khiến trẻ bị lây.

Khi trẻ bị tưa lưỡi, mẹ sẽ thấy trên lưỡi bé xuất hiện các mảng tròn, nhỏ màu trắng như sữa đông hay phô mai. Các mảng này không chỉ xuất hiện tại lưỡi mà cũng sẽ xuất hiện tại các bộ phận của miệng liên quan đến hành động hút, như môi và bên trong má. Các mảng trắng này bám chặt vào bề mặt lưỡi của trẻ, khó bong nên khi lau sẽ gây đau rát, sưng đỏ, có thể chảy máu khi cố cạy ra. Đồng thời trẻ cũng có thể xuất hiện vết loét trên lưỡi, nướu, bên trong miệng, khóe miệng bị nứt.

Trẻ bị nấm lưỡi thường sẽ không có cảm giác đau đớn hay khó chịu. Nhưng trong một số trường hợp, tưa lưỡi khiến trẻ đau hoặc rất khó chịu, từ đó trẻ biếng ăn, biếng bú sữa dẫn tới sút cân. Nếu cha mẹ không phát hiện và điều trị sớm, nấm sẽ nhanh chóng mọc dày hơn và có thể lây lan rất nhanh xuống cổ họng, thực quản, khí quản, đường tiêu hóa gây ho, viêm phổi, viêm phế quản, tiêu chảy rất nguy hiểm cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi do đọng sữa

Bên cạnh tưa lưỡi, tình trạng đọng sữa hay sữa bám trên lưỡi của con cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong 2 – 3 tháng đầu sau khi chào đời, nước bọt của bé không được sản xuất quá nhiều. Do vậy sau khi bú, lưỡi của trẻ vẫn đọng lại một lượng sữa và khiến nó có màu trắng. Bên cạnh đó, tình trạng đọng sữa cũng sẽ xảy ra nếu trẻ bị tật cứng lưỡi, lưỡi trẻ bị hạn chế chuyển động, không thể chạm vào vòm miệng và thiếu ma sát nên sẽ gây ra sự tích tụ sữa làm trắng lưỡi.

Biểu hiện đọng sửa ở trẻ là xuất hiện mảng trắng mỏng trên bề mặt lưỡi, không gây đau cho trẻ và có thể vệ sinh sạch được.

Tình trạng này sẽ thường gặp ở trẻ dùng sữa công thức hơn trẻ bú mẹ trực tiếp, hoặc ở những trẻ có thói quen ngậm sữa khi ngủ. Cha mẹ không cần quá lo lắng khi bé bị trắng lưỡi do đọng sữa, bởi tình trạng này sẽ cải thiện dần khi bé bắt đầu tiết ra nhiều nước bọt hơn hoặc khi con dần làm quen với thức ăn đặc.

Nhận biết trẻ bị trắng lưỡi do tưa lưỡi hay do đọng sữa

Cách trị trắng lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và các phương pháp giảm nguy cơ trẻ bị trắng lưỡi 3

Việc phân biệt trẻ bị trắng lưỡi do tưa miệng hay do sữa còn sót lại sẽ khá khó khăn với các cha mẹ bởi biểu hiện của chúng gần giống nhau. Có thể phân biệt giữa 2 tình trạng này bằng cách sử dụng miếng gạc đã nhúng qua nước ấm để thử lau sạch mảng trắng trên lưỡi trẻ:

  • Nếu thấy một lớp sáp phủ màu trắng trên miếng gạc, và không lau sạch được lưỡi của trẻ mà khi lau lưỡi trẻ bị tấy đỏ, thậm chí chảy máu thì đó là do trẻ đang bị tưa lưỡi. Đồng thời, ngoài lưỡi thì các mảng trắng này còn xuất hiện trên một số vị trí khác trong miệng của bé như ở môi hay bên trong má.
  • Nếu các mảng trắng mờ dần khi lau thì đây có thể xác định 1 phần là do bé bị sót sữa trong miệng. Bên cạnh đó, lưỡi trẻ bị trắng chỉ xuất hiện sau khi con uống sữa và các mảng trắng này chỉ có trên bề mặt lưỡi mà không tồn tại ở bất kỳ khu vực nào khác.

 

Cách trị trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Cách trị trắng lưỡi do đọng sữa:

Nếu trẻ bị trắng lưỡi do đọng sữa thì cha mẹ cần vệ sinh miệng và lưỡi của trẻ ngày 2 lần sau mỗi cữ bú hoặc mỗi bữa ăn. Cha mẹ có thể vệ sinh bằng cách nhúng một miếng vải mềm, sạch vào nước ấm sau đó lau lưỡi và khoang miệng của con nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Để tiện lợi cho việc vệ sinh răng miệng cho con hơn, cha mẹ có thể sử dụng các sản phẩm gạc rơ lưỡi có tẩm dịch kháng khuẩn. Cha mẹ có thể lựa chọn rơ lưỡi cho con bằng sản phẩm gạc rơ lưỡi đã được tẩm dịch sẵn có tác dụng diệt khuẩn mạnh cho bé như Gạc răng miệng M’smarty O+ giúp cho quá trình rơ lưỡi cho con được tiện lợi và dễ dàng hơn.

Cách trị trắng lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và các phương pháp giảm nguy cơ trẻ bị trắng lưỡi 1

Tuy nhiên, việc này có thể làm cho trẻ khó chịu và khiến trẻ khóc. Vì thế, trong khi rơ lưỡi cho trẻ, mẹ nên trò chuyện và vui đùa cùng con để bé quên đi mà không khóc hay đẩy tay mẹ. Cha mẹ cũng cần lưu ý không rơ lưỡi sau khi trẻ vừa ăn no, mà nên rơ lưỡi cho trẻ trước bữa ăn 30 phút, hoặc sau ăn 2 tiếng, không đưa tay vào quá sâu để tránh trẻ cảm thấy khó chịu hay nôn ói.

Cách trị trắng lưỡi do tưa lưỡi:

Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi là tình trạng thường gặp và có thể dễ dàng điều trị khi cha mẹ phát hiện sớm cho con. Khi đưa trẻ đi khám, bác sĩ sẽ kê các thuốc để bôi trực tiếp lên các mảng trắng trên lưỡi trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần theo đúng liều dùng của bác sĩ, không được tăng hay giảm liều và cần bôi đều đặn cho trẻ. Để thuốc phát huy được tác dụng tốt nhất, cha mẹ cần để thuốc trong miệng bé càng lâu càng tốt. Khi bôi thuốc trị nấm cho trẻ, nên cho trẻ ăn sau ít nhất 30 phút để thuốc có thể thẩm thấu hiệu quả. Cần kết hợp dùng thuốc và rơ lưỡi cho trẻ 3 – 4 lần/ ngày bằng gạc rơ lưỡi có tẩm dịch diệt khuẩn, kháng nấm để trẻ nhanh khỏi hơn.

Khi bị nấm lưỡi, thông thường trẻ sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần điều trị. Tưa lưỡi ở trẻ không quá nguy hiểm nhưng rất dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu để lâu hoặc không có cách điều trị đúng đắn, nấm đi xuống cổ họng, phế quản hay đường tiêu hóa thì sẽ rất nguy hiểm cho bé. Vậy nên, cha mẹ cần vệ sinh lưỡi hằng ngày cho trẻ bằng gạc rơ lưỡi có tẩm dịch kháng khuẩn, nếu đã phát triện trẻ có dấu hiệu nấm lưỡi thì cần điều trị đúng cách.

Trong trường hợp tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh đã điều trị 1 tuần không có tiến triển, mà có các dấu hiệu bất thường như nấm lưỡi tiến triển nặng, lan ra toàn khoang miệng, thậm chí lan xuống các cơ quan hô hấp thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để có những phương pháp giải quyết kịp thời.

Tham khảo thêm: Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh nên sử dụng loại nào?

 

Các phương pháp làm giảm nguy cơ trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh

Cách trị trắng lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và các phương pháp giảm nguy cơ trẻ bị trắng lưỡi 4

  • Sau khi ăn uống xong, mẹ nên cho trẻ uống thêm ít nước lọc hay nước ấm để tráng miệng và làm sạch lưỡi cho trẻ.
  • Với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì các mẹ có thể không rơ lưỡi cho bé thường xuyên, chỉ cần rơ lưỡi 1-2 lần/ ngày là đủ.
  • Với trẻ có kết hợp bú mẹ và sữa ngoài thì các mẹ nên rơ lưỡi cho con ngày 2 lần và thời điểm tốt nhất là sau bữa sáng 2 tiếng để tránh bị nôn trớ.
  • Với trẻ dùng sữa công thức hoàn toàn thì mẹ cần rơ lưỡi cho con nhiều hơn, khoảng 2-3 lần/ ngày vì cặn sữa sẽ rất dễ đọng lại trên lưỡi và nướu của bé.
  • Mẹ có thể kết hợp massage nướu của bé sau mỗi lần bú mẹ, để góp phần đảm bảo nướu khỏe mạnh, cũng sẽ hỗ trợ trẻ trong quá trình mọc răng.
  • Các đồ dùng của bé như bình sữa, núm ti giả, thìa, bát, đồ chơi… của bé cần được tiệt trùng, làm sạch để tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm.
  • Nếu bé bú mẹ, mẹ cần chú ý vệ sinh đầu, núm vú cả trước và sau khi cho con bú. Nếu có vấn đề trong khi cho con bú như nhiễn trùng, nhiễm nấm thì mẹ cần đi khám và điều trị ngay để tránh lây cho trẻ.
  • Nếu trong quá trình mang thai, mẹ phát hiện nhiễm nấm âm đạo thì cần gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời để tránh lây nhiễm cho con.
  • Mẹ cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng.

Qua bài viết này, msmarty hy vọng mẹ đã hiểu thêm về hiện tượng trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh. Đồng thời có hướng điều trị và cũng như nắm được các phương pháp giảm nguy cơ trẻ bị trắng lưỡi. Để đồng hành cùng con trong quá trình phát triển, cha mẹ đừng quên truy cập website msmarty.vn để có những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhất. Liên hệ ngay hotline 0907.503.111 hoặc Fanpage M’smarty – Mẹ thông thái con lớn khôn để được giải đáp các thắc mắc về sản phẩm Gạc răng miệng M’smarty O+ cũng như hỗ trợ đặt hàng. Các chuyên gia tại msmarty.vn luôn sẵn sàng hỗ trợ cha mẹ để con có thể phát triển được tốt nhất.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *