7 Mẹo chữa nấm miệng ở trẻ em tại nhà

Nấm miệng ở trẻ em là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuất hiện với những triệu chứng như những chấm trắng hình thành ở đầu lưỡi của trẻ. Các chấm trắng này sẽ to dần theo thời gian, tạo thành lớp màng trắng bao phủ toàn bộ bề mặt lưỡi, gắn chặt vào niêm mạc của trẻ, gây khó chịu, khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ bú và bỏ ăn. Sau đây là một số mẹo chữa nấm miệng ở trẻ em tại nhà mà ba mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

1. Mẹo chữa nấm miệng ở trẻ em tại nhà bằng phương pháp dân gian

Ảnh 1 - 7 Mẹo chữa nấm miệng ở trẻ em tại nhà

  • Chữa nấm miệng ở trẻ em bằng rau ngót
    • Mẹ hãy lấy 1 nắm lá rau ngót rửa sạch, sau đó đun sôi với nước muối loãng. Khi nước nguội bớt, mẹ lấy lá ngót nghiền nát rồi lọc lấy nước, dùng nước này để rơ lưỡi bé vào buổi sáng và tối. Phương pháp này không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nước rau ngót còn giúp loại bỏ các mảng bám trên lưỡi bé một cách hiệu quả, an toàn.
    • Lưu ý: Cách chữa nấm miệng cho trẻ tại nhà bằng rau ngót chỉ nên áp dụng cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên bởi rau ngót có thể gây kích thích đường ruột, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần thậm chí là ngộ độc cho trẻ.
  • Chữa nấm miệng ở trẻ em bằng lá hẹ
    • Mẹ lấy lá hẹ rửa sạch, đập dập, sau đó cho ít nước sôi vào khuấy đều, lọc lấy nước. Mẹ dùng nước đó rơ lưỡi cho bé 2 lần mỗi ngày, sáng và tối bởi lá hẹ là một loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn và làm sạch lưỡi hiệu quả cho bé.
  • Chữa nấm miệng ở trẻ em bằng trà xanh
    • Mẹ rửa sạch lá trà xanh, sau đó đun sôi với nước sạch cùng vài hạt muối khoảng vài phút cho lá trà phai ra. Khi nước trà nguội bớt, mẹ lấy nước này rơ lưỡi cho bé hàng ngày bởi lá trà xanh có chứa các tinh chất giúp sát khuẩn tự nhiên rất an toàn và hiệu quả cho bé.
    • Lưu ý: Phương pháp chữa nấm miệng cho trẻ tại nhà bằng trà xanh chỉ thích hợp cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
  • Chữa nấm miệng ở trẻ bằng nước muối
    • Mẹ có thể tự pha nước muối ở nhà hoặc mua nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho bé. Phương pháp chữa nấm miệng cho trẻ tại nhà bằng nước muối mang lại hiệu quả cao trong việc chữa nấm miệng cho trẻ tại nhà.
  • Chữa nấm miệng ở trẻ em bằng sữa chua
    • Sữa chua được coi là một loại sản phẩm cung cấp lợi khuẩn dồi dào theo các nghiên cứu khoa học. Do đó, khi ăn nhiều sữa chua, hệ vi sinh trong khoang miệng sẽ được thiết lập lại ở trạng thái cân bằng. Nhờ đó, sự phát triển của nấm bị kìm hãm lại, giảm bớt khả năng gây bệnh trên người.
    • Ngoài ra, sữa chua có thể chất mềm và thơm ngon nên rất dễ ăn. Với đối tượng đang bị nấm miệng, đây là thức ăn vô cùng thích hợp giúp giảm bớt tình trạng khó nuốt, đau xót niêm mạc miệng.
    • Lưu ý: Nên lựa chọn sữa chua không đường bởi sữa chua có đường sẽ cung cấp môi trường thuận lợi cho nấm Candida phát triển mạnh hơn. Ngoài sữa chua, ba mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn bằng những thực phẩm khác như phô mai.
  • Dùng bột nghệ và tiêu đen
    • Bột nghệ có chứa hoạt chất kháng nấm là curcumin, chống viêm rất hiệu quả. Khi kết hợp bột nghệ cùng piperine, hiệu quả kháng nấm của curcumin sẽ tăng lên nhiều lần bởi piperine có khả năng giúp cơ thể tăng hấp thu nghệ và curcumin.
    • Hạt tiêu đen là gia vị chứa rất nhiều piperine trong thành phần. Vì vậy, bột nghệ và tiêu đen thường được kết hợp để tạo ra sản phẩm trị nấm miệng tại nhà cho người bệnh.
    • Cách dùng: Thêm nửa thìa bột nghệ và vài hạt tiêu đen vào một cốc nước, khuấy đều hỗn hợp. Sau đó, đun hỗn hợp trên chảo đến khi nước nóng và xoa đều hỗn hợp lên bề mặt lưỡi và những vùng bị nấm trong khoang miệng.
  • Chữa nấm miệng ở trẻ bằng dung dịch kháng nấm
    • Dung dịch kháng khuẩn, kháng nấm là giải pháp xử lý nấm miệng nhanh chóng và hiệu quả. Phương pháp chữa nấm miệng cho trẻ tại nhà bằng dung dịch kháng nấm mang lại nhiều ưu điểm cho người dùng.
    • Sản phẩm này tạo hiệu quả kháng nấm mạnh mẽ, có tác dụng nhanh, giúp đẩy lùi triệu chứng nấm miệng sau một thời gian ngắn sử dụng. Ngoài ra, phương pháp này không tốn nhiều thời gian và công sức chuẩn bị hàng ngày.
    • Tuy nhiên, do bản chất hóa học, nhiều dung dịch kháng nấm có thể gây xót và kích ứng cho niêm mạc nên không dễ để lựa chọn được dung dịch kháng nấm vừa an toàn vừa hiệu quả. Vì vậy, ba mẹ hãy lựa chọn thật cẩn thận trước khi dùng phương pháp này để chữa nấm miệng cho trẻ.

2. Chữa nấm miệng ở trẻ em tại nhà cần lưu ý điều gì?

Ảnh 2 - 7 Mẹo chữa nấm miệng ở trẻ em tại nhà

  • Rơ miệng đúng cách
    • Mẹ nên rơ miệng cho trẻ lúc trẻ đang đói bởi rơ miệng có thể kích thích gây nôn ói cho trẻ.
    • Trình tự rơ miệng: Trước tiên mẹ hãy vệ sinh tay thật sạch sẽ, sau đó lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay có kích cỡ phù hợp với độ rộng của miệng bé và nhúng trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc rơ miệng, tránh cọ xát mạnh làm tổn thương bé. Sau đó, mẹ dùng miếng gạc thấm thuốc chống nấm, hoặc Dizigone với lượng vừa đủ.Trong trường hợp nấm miệng xuất hiện ở nhiều nơi, mẹ hãy rơ theo thứ tự từ 2 bên má, vùng khác trong vòm miệng và tiến hành rơ lưỡi sau cùng, từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn ói cho trẻ.
    • Do nấm miệng dễ tái phát nên mặc dù khi hết triệu chứng, mẹ vẫn tiếp tục rơ lưỡi cho trẻ ít nhất 2 ngày, kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ. Mẹ lưu ý không nên cho trẻ bú hay ăn uống gì trong vòng 20 phút sau khi rơ lưỡi cho trẻ.
  • Không nên cậy những chấm trắng trên lưỡi trẻ vì sẽ gây chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng.
  • Không nên lấy mật ong/rau ngót/cỏ mực để rơ lưỡi cho bé vì các loại này có thể tồn tại các bào tử nấm và việc rơ lưỡi sẽ làm cho các bào tử nấm này theo vào cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thậm chí phương pháp chữa nấm miệng cho trẻ tại nhà bằng những loại thực phẩm này làm cho vết loét lan rộng ra, nhất là với các bé dưới 1 tuổi.
  • Mẹ có thể chữa nấm miệng cho trẻ tại nhà bằng cách dùng thuốc rơ miệng tại chỗ, sau khoảng 1 tuần là hết bệnh. Trong trường trẻ bị nấm miệng lâu ngày, vết loét nặng, mẹ mới cần dùng đến thuốc uống tác dụng toàn thân như những trường hợp không đáp ứng thuốc kháng nấm bôi tại chỗ và đối với những bé có hệ miễn dịch quá yếu.

Trong trường hợp mẹ đã áp dụng tất cả các phương pháp chữa nấm miệng cho trẻ tại nhà đã nêu trên mà vẫn không đem lại hiệu quả thì cần cho bé tới bệnh viện hoặc các phòng khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.

4. Cách chữa bệnh nấm miệng ở trẻ em bằng gạc M’smarty O+

Ngoài các mẹo dân gian, mẹ bỉm sữa nên dùng các loại gạc rơ lưỡi thấm một số loại dịch có tác dụng chống nấm như: nước muối sinh lý, dịch chiết rau ngót, dịch chiết trà xanh… Gạc răng miệng M’smarty là loại gạc đang được nhiều bà mẹ ưa chuộng hiện nay với hiệu quả kháng nấm và tính ưu việt vượt trội như sau:

Tìm hiểu thêm: Ưu điểm của gạc rơ lưỡi M’Smarty O+ so với các sản phẩm khác

  • Gạc được dệt từ những sợi polyester mềm mại, không gây bụi vải, an toàn cho trẻ từ sơ sinh.
  • Gạc được thiết kế vừa vặn ngón tay giúp mẹ dễ dàng thao tác rơ lưỡi cho bé.
  • Gạc được tẩm sẵn các dịch chiết hoàn toàn từ tự nhiên: nước muối sinh lý, NaHCO3, dịch chiết trà xanh chứa các kháng sinh thực vật và xylitol. Thành phần dịch tẩm mang lại hiệu quả chống nấm miệng vượt trội, có thể dùng lâu dài, dùng hằng ngày để vệ sinh răng miệng .
  • Quá trình sản xuất khép kín, được khử khuẩn cả ở nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra nên đảm bảo an toàn cho trẻ từ sơ sinh.

Bố Mẹ có thể tham khảo mua sản phẩm qua gian hàng chính hãng trên SHOPEE hoặc LAZADA

Ảnh 3 - 7 Mẹo chữa nấm miệng ở trẻ em tại nhà

Msmarty hy vọng qua bài viết này mẹ đã hiểu rõ hơn về các mẹo chữa bệnh nấm miệng ở trẻ em tại nhà hiệu quả và an toàn nhất. Bố mẹ hãy đồng hành cùng con trong suốt quá trình phát triển và đừng quên truy cập website msmarty.vn để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhất. Nếu bố mẹ có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới:

  • Số điện thoại: 0907.503.111
  • Email tư vấn: msmartyvn@gmail.com
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *