Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh từ khi nào và ngày mấy lần thì tốt? Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Giống như người lớn, trẻ sơ sinh cũng cần được vệ sinh răng miệng mỗi ngày bởi khi trẻ bú sữa nhiều lúc sẽ để lại cặn và trong khoang miệng của trẻ cũng có các khi khuẩn như của người lớn. Tuy nhiên trẻ không tự vệ sinh được nên nếu không được cha mẹ vệ sinh làm sạch, trẻ có thể bị đọng sữa hay tưa lưỡi gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Vậy nên, để giải đáp câu hỏi nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh từ khi nào và ngày mấy lần, cha mẹ hãy cùng msmarty tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Vì sao cần phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh từ khi nào và ngày mấy lần thì tốt? Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Nhiều cha mẹ vẫn nghĩ rằng rơ lưỡi cho các bé dưới 6 tháng tuổi là chưa cần thiết bởi con mới chỉ uống sữa và chưa ăn dặm. Nhưng sau khi trẻ uống sữa vẫn có thể có cặn sữa bám lại trên bề mặt lưỡi của trẻ gây tình trạng trắng lưỡi. Trẻ cũng thường có tình trạng ọc sữa, nôn trớ nên nếu không vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi nấm phát triển trong khoang miệng của trẻ gây mùi hôi, các bệnh răng miệng và ảnh hưởng tới việc ăn uống hay quá trình mọc răng của trẻ.

Một trong số đó có tình trạng tưa lưỡi hay nấm lưỡi do nhiễm nấm Candida tạo ra các mảng trắng khó vệ sinh trong khoang miệng khiến trẻ thấy đau, khó chịu, không cảm nhận được vị của sữa sinh ra chán ăn, quấy khóc, bỏ bú. Nguy hiểm hơn, nấm có thể đi xuống hệ hô hấp và hệ tiêu hóa của trẻ gây viêm phổi, viêm phế quản hay tiêu chảy…

Vì vậy, việc rơ lưỡi cho trẻ sẽ làm sạch lưỡi, giảm tình trạng trắng lưỡi ở trẻ, giảm mùi và hạn chế tích tụ vi khuẩn hay vi nấm khiến trẻ bị tưa lưỡi. Vì vậy, các mẹ cần thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh để khoang miệng của con sạch sẽ hơn, ngăn ngừa được các bệnh về răng miệng và cải thiện được khẩu vị và thói quen ăn uống của trẻ.

 

Nên rơ lưỡi cho trẻ bao nhiêu lần một ngày thì tốt?

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh từ khi nào và ngày mấy lần thì tốt? Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh 3

Nên bắt đầu rơ lưỡi cho trẻ từ sau khi sinh khoảng 2 đến 3 ngày. Và tùy theo tình trạng của mỗi bé mà các mẹ có số lần rơ lưỡi khác nhau, cụ thể:

  • Với những trẻ bú mẹ hoàn toàn: Sữa mẹ không phải sữa pha, vậy nên lượng cặn sữa đọng lại trên bề mặt lưỡi khi trẻ bú sữa mẹ sẽ ít hơn. Và nếu bé ti mẹ trực tiếp thì khi ngậm ti mẹ, lưỡi bé sẽ cọ sát vào đầu ti của mẹ nên sẽ hạn chế được cặn sữa bám trên lưỡi trẻ. Vì vậy, mẹ có thể rơ lưỡi cho bé 2 – 3 ngày/lần;
  • Với những trẻ bú sữa công thức: Sữa công thức là sữa pha nên sẽ dễ đóng cặn trên lưỡi của trẻ. Nếu để lâu không vệ sinh cho trẻ sẽ dẫn đến tình trạng trắng lưỡi khiến trẻ không cảm nhận được vị sữa, lười bú và thậm chí là nấm miệng. Vì vậy nên khi mẹ cho trẻ bú xong, có thể để trẻ tráng miệng bằng 2 – 3 thìa nước đun sôi để nguội và rơ lưỡi 2 lần/ngày cho bé;
  • Với những trẻ bú sữa mẹ và cả sữa công thức: Mỗi ngày mẹ nên rơ lưỡi 1 lần cho bé;
  • Với trẻ bị viêm, sưng lợi: Đây là tình trạng xảy ra khi trẻ không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên khiến vi khuẩn sinh sôi gây sưng và đau nhức ảnh hưởng tới khả năng ăn uống của trẻ. Mẹ cần rơ lưỡi và vệ sinh nhẹ nhàng nướu cho con 2 – 3 lần/ ngày, sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng gạc có tẩm dung dịch kháng khuẩn để giảm tình trạng sưng, viêm ở trẻ;
  • Với trẻ đang mọc răng: Trong quá trình mọc răng, nướu (hay lợi) của trẻ nứt ra để răng trồi lên nên sẽ dễ dẫn đến nhiễm khuẩn gây sưng, viêm làm trẻ ngứa, đau và khó chịu. Đồng thời giai đoạn này trẻ cũng thường xuyên đưa đồ chơi và các vật dụng có thể với tới để ngậm, cắn khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào khoang miệng của trẻ. Vì vậy trong giai đoạn này, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ 2 lần/ngày bằng gạc có tẩm dung dịch kháng khuẩn cho con để tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời massage nướu nhẹ nhàng cho trẻ để quá trình mọc răng bớt khó chịu hơn;
  • Với trẻ bị nấm lưỡi: Mẹ nên kết hợp giữa thuốc trị nấm cho trẻ và rơ lưỡi khoảng 3 – 4 lần/ ngày để làm sạch khoang miệng của trẻ. Sử dụng loại gạc có tẩm dung dịch diệt khuẩn, kháng nấm để trẻ nhanh cải thiện hơn. Mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ thật nhẹ nhàng bởi mảng trắng đã bám chặt trên bề mặt lưỡi và các vị trí trong khoang miệng, khi mẹ chà xát mạnh sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc của trẻ, có thể khiến trẻ nhiễm trùng hay chảy máu.

 

Các bước rơ lưỡi cho trẻ hiệu quả:

Với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi:

  • Bước 1: Rửa sạch tay trước khi rơ lưỡi cho trẻ. Chuẩn bị sẵn nước ấm hoặc nước muối sinh lý với vải mềm hoặc gạc khô hay gạc tẩm sẵn, que gạc.
  • Bước 2: Quấn vải mềm hoặc xỏ gạc khô vào ngón tay hoặc lấy que gạc, nhúng vào nước ấm hay nhỏ nước muối sinh lý hoặc thuốc rơ lưỡi để làm ướt gạc. Nếu dùng gạc tẩm sẵn thì chỉ cần đeo vào ngón tay.
  • Bước 3: Dùng tay đeo gạc rơ lưỡi cho trẻ, tay còn lại ôm giữ cố định và vỗ về bé.
  • Bước 4: Nhẹ nhàng mở miệng trẻ, đưa ngón xỏ gạc vào khoang miệng, xoay ngón tay vệ sinh 2 bên má trong, lợi và răng nhẹ nhàng, sau đó chà xát.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh từ khi nào và ngày mấy lần thì tốt? Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh 4

Với trẻ từ 1 – 5 tuổi:

  • Khi 1 tuổi trẻ đã có thể đánh răng nên mẹ cần chọn cho con 1 chiếc bàn chải mềm mại phù hợp với độ tuổi. Đồng thời giúp bé đánh răng một cách nhẹ nhàng, nhắc nhở, giám sát con đánh răng thường xuyên 2 lần/ngày. Bên cạnh đó mẹ vẫn nên duy trì vệ sinh lưỡi cho con 2 lần/ngày.
  • Tới khi 2 tuổi, trẻ đã có thể sử dụng kem đánh răng nên mẹ có thể cho con bắt đầu dùng một lượng kem đánh răng với kích cơ hạt đậu xanh. Cần nhắc nhở trẻ không được phép nuốt kem đánh răng dù nó có vị ngọt và mùi thơm. Đồng thời, mẹ nên chọn cho con loại kem đánh răng phù hợp với độ tuổi, không chứa fluoride tránh trẻ nuốt phải.
  • Khi trẻ 1 – 5 tuổi, mẹ cần luôn nhắc nhở con vệ sinh răng và lưỡi thường xuyên để hình thành ý thức bảo vệ răng miệng cho trẻ, giúp trẻ có hàm răng luôn luôn khỏe mạnh.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách theo từng độ tuổi

Những lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ:

Khi rơ lưỡi cho trẻ, mẹ cần chú ý tới 1 số điều sau để tránh việc trẻ bị nôn trớ hay cảm thấy không thoải mái khi rơ lưỡi:

  • Mỗi chiếc gạc chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất, sau khi dùng xong cần vứt bỏ luôn.
  • Không rơ lưỡi cho con ngay sau khi mới ăn no để tránh việc con bị nôn trớ. Nên rơ lưỡi cho con trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 tiếng là tốt nhất.
  • Nếu trẻ phản kháng, khóc và không chịu rơ lưỡi, mẹ có thể cười đùa với trẻ hoặc dùng âm thanh hay hình ảnh ngộ nghĩnh để thu hút sự chú ý của bé.
  • Cần chú ý không đưa tay quá sâu vào trong miệng trẻ, không rơ lưỡi cho trẻ quá lâu để tránh làm trẻ khó chịu, nôn trớ.
  • Khi rơ lưỡi cho trẻ, các mẹ cần lưu ý rơ lưỡi nhẹ nhàng bằng gạc mềm do lưỡi và miệng của trẻ rất nhạy cảm; niêm mạc của trẻ còn mỏng, yếu và dễ bị tổn thương. Nếu làm quá mạnh hay dùng loại gạc quá thô ráp có thể sẽ gây đau và khó chịu cho trẻ.
  • Nên sử dụng gạc tẩm sẵn có mùi vị dễ chịu cho trẻ như Gạc răng miệng M’smarty O+ để trẻ thấy thoải mái, tránh dùng những loại gạc có dịch tẩm có mùi vị không phù hợp với trẻ khiến trẻ khó chịu, không muốn được rơ lưỡi.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh từ khi nào và ngày mấy lần thì tốt? Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh 5

Rơ lưỡi cho trẻ là hành động không thể thiếu trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Vệ sinh răng miệng cho trẻ sớm ngay từ khi còn sơ sinh sẽ hỗ trợ trẻ có hàm răng chắc khỏe, hạn chế các tình trạng như sâu răng, viêm lợi, nấm miệng… Qua bài viết trên, msmarty hy vọng đã mang lại cho mẹ những kiến thức hữu ích để hỗ trợ trẻ trong quá trình phát triển và lớn khôn. Để biết thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe của trẻ, các mẹ đừng quên truy cập website msmarty.vn mỗi ngày. Liên hệ ngay hotline 0907.503.111 hoặc Fanpage M’smarty – Mẹ thông thái con lớn khôn để được giải đáp các thắc mắc về các sản phẩm của M’smarty cũng như được hỗ trợ đặt hàng. Các chuyên gia tại msmarty.vn luôn sẵn sàng hỗ trợ cha mẹ để con có thể phát triển được tốt nhất.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *